Cảnh giác phòng ngừa chống trộm cắp tài sản tại Thanh Hóa

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, tình hình tội phạm trộm cắp tài sản có nhiều diễn biến phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Trong đó chủ yếu là trộm cắp xe máy, đột nhập, trộm cắp tài sản trong công sở, trường học; đập phá két sắt, cậy phá tủ nhà dân để trộm cắp tài sản. Từ đầu năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra khoảng 1.200 vụ trộm cắp tài sản. Một số địa bàn trọng điểm thường xảy ra tội phạm trộm cắp tài sản là TP Thanh Hóa (557 vụ, chiếm 45,2% tổng số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn toàn tỉnh); Tĩnh Gia (76 vụ); thị xã Bỉm Sơn (64 vụ); Quảng Xương (58 vụ)... 
 
2 đối tượng Cường và Quân trong vụ trộm cắp xe máy liên tỉnh
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tội phạm trộm cắp đó là sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của người dân, người quản lý, bảo vệ tài sản trong các cơ quan, doanh nghiệp và các hộ gia đình như: không khóa cổ, khóa càng xe máy, để phương tiện ở những nơi không có người trông giữ; cửa nhà, cửa tum khóa bằng các loại khóa không an toàn, thậm chí quên không khóa cửa nhà, cửa phòng làm việc; hoặc khóa cửa phòng, cửa nhà nhưng không khóa cửa sổ; các cơ quan, doanh nghiệp, trường học không có lực lượng bảo vệ chuyên trách, bảo vệ lỏng lẻo, không lắp đặt hệ thống giám sát an ninh, hệ thống chiếu sáng, tường rào không bảo đảm, không thường xuyên tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ tài sản, nhất là vào ban đêm, ngoài giờ hành chính hay các dịp nghỉ lễ...

Khi đột nhập, các đối tượng thường dùng các thủ đoạn như: Mở hoặc cạy phá khóa; dùng các vật như kìm cộng lực cắt khóa, dùng dao, búa, khoan, tháo bản lề, bẻ khuy khóa; trèo tường, vượt rào, chui qua cửa sổ, ô thông gió, trèo lên ban công đột nhập từ tum xuống, dùng đèn khò tác động vào mặt kính làm cho mặt kính nứt vỡ để đột nhập; lợi dụng sơ hở của chủ nhà hoặc người quản lý tài sản lẻn vào nhà hoặc cửa hàng, cửa hiệu... núp sẵn ở một nơi kín đáo chờ thời cơ hoạt động. Cá biệt một số đối tượng còn dùng thủ đoạn dàn dựng tình huống để trộm cắp tài sản, như: tạo va chạm gây tai nạn giao thông trên đường sau đó đồng bọn giả vờ đến giúp đỡ người bị nạn, lợi dụng nạn nhân sơ hở để trộm cắp tài sản, nếu bị phát hiện chúng sẽ cướp giật tài sản rồi bỏ chạy.

Đối với tội phạm trộm cắp xe máy, thủ đoạn chủ yếu là lợi dụng sơ hở của người quản lý xe máy không có người trông coi. Khóa cổ xe máy nhưng không đóng nắp an toàn cũng là hành động dẫn đến việc "mời trộm". Chúng dùng vam hoặc chìa khóa vạn năng phá khóa cổ và khóa điện xe máy để lấy phương tiện; giả làm người giữ xe, để dắt trộm xe máy của khách ở các nơi công cộng như chợ, bến xe, nhà ga, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, dịch vụ khác cần phải gửi xe hoặc làm giả thẻ giữ xe, đánh tráo, ghi thêm, xóa bớt vào vé xe, trên thân xe hoặc dùng biển số xe máy giả để trộm cắp xe máy ở bãi giữ xe. 

Khi phát hiện các thông tin, tài liệu về các đối tượng trộm cắp, tiêu thụ tài sản trộm cắp các bạn nhanh chóng thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc gọi điện thoại về đường dây nóng: 037.3725725 để lực lượng công an kịp thời điều tra, bắt giữ, xử lý vi phạm nhé

Phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích Phủ Trịnh Vĩnh Lộc

Sáng ngày 27/06, tại UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị về việc phục hồi tu bổ lại di tích lịch sử Phut Trịnh. Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài Chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng UBND tỉnh; UBND huyện Vĩnh Lộc cùng đại diện Hội đồng dòng họ Trịnh Việt Nam; đại diện Hội đồng dòng họ Trịnh Thanh Hóa. Đồng chí Vương Văn Việt - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Phủ Trịnh (thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) thời xưa được coi là hành dinh của nhà Trịnh mỗi lần về quê bái yết tôn lăng, đồng thời là công trình kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ Lê - Trịnh trên vùng đất xứ Thanh. Khu vực Phủ Trịnh rộng khoảng 10 ha, có nhiều công trình, là nơi các Chúa ở, thờ phụng và làm việc. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Phủ Trịnh giờ đây chỉ còn lại một khu đất nhỏ có diện tích khoảng 2.614 m2 bao quanh là các loại cây cảnh. Công trình duy nhất còn lại hiện nay là tòa nhà thờ cúng gồm 7 gian, hình chữ Nhất với lối kiến trúc đơn giản và đang xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc bảo tồn, tôn tạo và phục hồi lại di tích Phủ Trịnh là việc làm cần thiết, góp phần bảo tồn vững chắc và tôn vinh giá trị nổi bật của di tích lịch sử cấp quốc gia này.
Theo phương án kiến trúc do Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và kiến trúc cảnh quan (đơn vị tư vấn) trình bày thì dự án sẽ có 7 hạng mục công trình trên diện tích khoảng 3,09 ha, cụ thể gồm: Bãi đỗ xe - dịch vụ; Hồ nước; Miếu Tống thiên vương; Phủ từ; Nội cung; Nội phủ; Vườn danh nhân họ Trịnh. 

Phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích Phủ Trịnh Vĩnh Lộc

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Văn Việt nhấn mạnh: Việc phục hồi khu di tích lịch sử Phủ Trịnh là việc làm cần thiết, việc phục hồi phải gắn liền với việc nêu bật và khẳng định công lao, vị trí, vai trò của nhà Trịnh trong dòng chảy lịch sử dân tộc, tương xứng với tầm vóc của một di tích lịch sử cấp Quốc gia.  Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Việc tôn tạo hay phục dựng di tích cần phải dựa trên luật Di sản và cơ sở khoa học, chứng cứ dữ liệu lịch sử. Nếu căn cứ vào mình tư liệu dòng họ Trịnh thì chưa đủ sức thuyết phục các cơ quan chuyên môn cũng như Cục Di sản thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, là nơi cấp phép phê duyệt dự án được trùng tu, phục dựng, tôn tạo. Từ đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và kiến trúc cảnh quan tiếp tục nghiên cứu, khai thác lược đồ, bổ sung dữ liệu lịch sử để dự án đủ sức thuyết phục các nhà quản lý di tích. Khi tôn tạo lại di tích cần chứng minh được yếu tố công năng sử dụng trong lịch sử của từng hạng mục công trình. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm hạng mục công trình vườn danh nhân họ Trịnh trong di tích là không cần thiết, phía công ty cần lược bỏ hạng mục này để phù hợp đúng với tính lịch sử của khu di tích lịch Phủ Trịnh

Điểm du lịch hấp dẫn tín ngưỡng: Sòng Sơn – Chín Giếng

Chính ở đền Sòng trong một lần trùng tu vào tháng 4 - 1939 khi thợ đào đất để xây dựng bức bình phong trước cửa chính, họ đã tìm thấy một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. Mở cái tráp ấy ra, họ rất ngạc nhiên khi thấy trong đó, một cuốn sách có nhiều tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 - 1628) đời Lê Thần Tông và chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương.


Điểm du lịch hấp dẫn tín ngưỡng: Sòng Sơn – Chín Giếng
Lễ hội Đền Sòng - văn hóa tín ngưỡng Việt



Theo H. Breton thì : “Ngôi đền Sòng còn gọi là đền Sùng Sơn, đền này dựng vào thời Cảnh Hưng triều Lê Hiến Tôn (1740-1786) ngay tại nơi Chúa Liễu Hạnh tái hiện xuống trần”. (Revue Indochinos – 3/1922).

Cạnh đền có một chếc cầu bằng đá do bà Hoàng thái hậu đời Lê xây dựng từ năm thứ 33 đời vua Lê Cảnh Hưng (1772). Cầu bắc qua một con suối trong veo chảy qua đền, làm cho cảnh trí càng thêm ngoạn mục.

Theo truyền thuyết kể rằng: “Một hôm có một lão già người làng Cổ Đam, sau khi được Nữ chúa Vân Hương nhập hồn và tuân theo lời khuyên của bà, ông lão lấy một chiếc gậy tre đem cắm xuống đất và truyền làm một ngôi đền thờ ở đó. Chiếc gậy được cắm xuống đất đột nhiên bén rễ và đâm chồi. Trước hiện tượng “màu nhiệm” này, dân làng bèn dựng ngay một ngôi đền theo mộng báo của nữ chúa. Lúc đầu ngôi đền bé nhỏ, nhưng ngày càng được mở rộng thêm. Sau nhiều lần trùng tu, đền Sòng càng khang trang, đẹp đẽ như ngày nay.

Liễu Hạnh công chúa là tiên nữ giáng trần lần thứ nhất tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào năm Thiên Hựu - đời vua Lê Anh Tông (1557). Rồi nàng lại về trời sau 21 năm ở trần gian. Nàng giáng trần lần thứ 2 vào ngày kỵ thứ 2 của nàng - cũng ở làng An Thái, sau đó lại biến mất. Nàng giáng trần lần thứ 3 cùng với hai thị nữ là Quế Nương và Thị Nương tại Phố Cát (Thạch Thành - Thanh Hóa) vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) và hiển thánh tại Sùng Sơn.

Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân". Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu.

Theo “Truyền kỳ Tân Phả” của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) thì nàng có tên tuổi, quê quán hẳn hoi. Tuy là tiên chúa song về bản chất, hình tượng Liễu Hạnh là người phụ nữ bình thường như mọi người phụ nữ khác. Đó là người con gái nết na, đoan trang, phúc hậu. Nàng là vợ thảo hiền, chung thủy, sống trong hạnh phúc lứa đôi, vẹn nghĩa, trọn tình. Là người mẹ thì yêu thương con hết mực. Khi phải về trời nàng vẫn lưu luyến cuộc đời trần tục thế gian. Trở thành tiên chúa nàng vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Liễu Hạnh thực sự có một cá tính mạnh mẽ. Hình ảnh tiên chúa phải chăng là thể hiện lý tưởng ước mơ giải phóng phụ nữ Việt Nam. Nàng đi mây về gió. Nàng giao du rộng rãi, mở quán bán hàng, xướng họa với các tao nhân mặc khách, làm cho họ kinh ngạc và khâm phục, như cuộc gặp gỡ ly kỳ giữa Quan chánh sứ Phùng Khắc Khoan ở Lạng sơn, với Trạng Bùng và cử nhân họ Lý, họ Ngô ở Hồ Tây Thăng long.

Từ nhiều đời nay nhân dân tìm đến với Liễu Hạnh là tìm đến với đạo Mẫu. Liễu Hạnh công chúa là biểu tượng của ước mơ giải phóng phụ nữ.

Câu đối ở đền Ngọc Hồ (Hà Nội) - một trong những nơi thờ Thánh Mẫu đã phần nào đã nói lên : Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt nam nói chung và người Thanh hoá nói riêng.

                    “Chẳng thiêng cũng bụt chùa nhà, gái Thanh Hóa nữ thần có một
                                
Đẹp nhất là tiên hạ giới, cõi nam thiên bất tử hòa tư”.

Cuộc giáng trần lần thứ ba của Tiên chúa là vùng Phố Cát và lúc hiển Thánh là ở Sùng Sơn. Cho nên xứ Thanh cũng có thể được xem là đất “quý hương” của Tiên chúa !

Huyền thoại về Liễu Hạnh công chúa vẫn còn có sức lay động lòng người, vẫn gieo chất nồng say vào cuộc sống đương đại hôm nay

Tìm hiểu sự tích Chúa Liễu Hạnh


Vào đầu thời nhà Hậu Lê, tại ấp Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam. Có gia đình ông Phạm Huyền Viên (xã La Ngạn) kết duyên cùng bà Đoàn Thị Hằng (Nhuế Duệ - Vỉ Nhuế) (nay là thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định).

Sự tích giáng sinh lần thứ nhất:
Hai ông bà là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềm một nỗi đã ngoài 40 mà chưa có con. Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công chúa Hồng Liên đầu thai làm con, từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.

Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình.

Ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462), cha của nàng qua đời. Hai năm sau mẫu thân của nàng cũng về nơi tiên cảnh. Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn La Ngạn, ở đây có đền thờ Phụ thân và Mẫu thân của Phạm Tiên Nga).

Sau ba năm để tang cha mẹ, lo mồ yên mả đẹp, Phạm Tiên Nga bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện. Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tịch Nhi (nay chính là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng. Đây cũng chính là con đường nối di tích Phủ Dầy với Phủ Quảng Cung).

Cùng với việc đắp đê, bà còn cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa, cấp lương bổng cho các vị hương sư, khuyên họ cố sức dậy dỗ con em nhà nghèo được học hành.

Năm 36 tuổi, Bà đến bờ Sông Đồi dựng một ngôi chùa trên mảnh vườn nhỏ, đặt tên là Chùa Kim Thoa. Bên trên thờ đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, bên dưới thờ cha và mẹ.

Sau đó hai năm, Bà tới tu sửa chùa Sơn Trường - Ý Yên, Nam Định, chùa Long Sơn - Duy Tiên, Hà Nam, chùa Thiện Thành ở Đồn xá - Bình Lục, Hà Nam. Tại chùa Đồn xá, Bà còn chiêu dân phiêu tán, lập ra làng xã, dậy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.

Tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1472), Bà trở lại chùa Kim Thoa, và tháng 9 năm ấy, Bà trở về quê cũ cùng các anh chị con ông bác tu sửa đền thờ Tổ họ Phạm khang trang bề thế (nay còn đền thờ ở phía nam xóm Đình thôn La Ngạn). Sau đó Bà lại đi chu du ở trong hạt, khuyên răn bà con dân làng những điều phải trái.

Rồi trong đêm ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ, thời Hồng Đức (1473), trời nổi cơn giông, gió cuốn, mây bay, Bà đã hoá thần về trời. Năm đó Bà vừa tròn 40 tuổi.

Ngay sau khi Bà mất, nhân dân xã La Ngạn, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi là Phủ Đại La Tiên Từ, Đồng thời quê mẹ của Người là xã Vỉ Nhuế cũng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của Thánh Mẫu gọi là Phủ Quảng Cung.

Sự tích giáng sinh lần thứ 2:
Vì thương nhớ cha mẹ và quê hương ở cõi trần mà đến thời Lê Thiên Hựu, năm Đinh Tỵ (1557), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh lần thứ 2 tại thôn Vân Cát xã An Thái, huyện Thiên Bản (nay là Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định, cách quê cũ Vị Nhuế chừng 7 km).

Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào, sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577). Năm ấy, Bà mới 20 tuổi. Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dầy, thôn Thiên Hương - Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định.

Sự tích giáng sinh lần thứ 3:
Vì tình nghĩa thuỷ chung với chồng con ở trần thế nên đến thời Lê Khánh Đức thứ 2 (1650), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh tại làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, vào ngày 10 tháng 10 năm Canh Dần, tái hợp với ông Trần Đào lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh được một con trai tên là Cổn.

Bà mất ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thân, thời Lê Cảnh Trị thứ 6 (1668). Năm ấy Bà vừa 18 tuổi. Đền thờ Bà là Phủ Sòng Sơn, Thanh Hoá.

Tìm hiểu sự tích Chúa Liễu Hạnh
Điện thờ Liễu Hạnh Công Chúa tại Phủ Tây Hồ HN

Câu chuyện lạ về 3 con rồng thiêng ở Hà Trung Thanh Hóa

[Thanh Hóa trong tôi] - Rồng đất là con gì? Hình thù ra làm sao? Và tại sao người dân nơi đây lại thờ cúng chấp tay vái lạy như thế kia? Thực hu chuyện "Thấy tiên thì dễ thấy rồng phúc lộc trăm năm" ra sao? Mời các bạn tìm hiểu qua câu chuyện lạ xứ thanh: "Cả họ vái lạy 3 con rồng đất" dưới đây...

Câu chuyện lạ về 3 con rồng thiêng ở Hà Trung Thanh Hóa

Anh Nguyễn Văn Lợi - người trông coi khu lăng tẩm nhà Nguyễn và cũng chính là người bắt được ba con rồng kể lại rằng: “Khi tôi đang dùng máy múc khai phá diện tích đất hoang bên dìa bờ sông Vực để trồng trọt thì phát hiện từ trong bụi rậm có tiếng động. Tôi tò mò tiến lại gần, thấy có con vật lạ rất đẹp nên tôi lao lại bắt nhưng nó nhanh chóng nhảy xuống sông. Tôi lội xuống theo và vất vả bắt được con vật này”.

Sau đó bốn ngày anh Lợi ra khai phá khu đất đang làm dở đã bắt được con vật tương tự nữa cách chỗ cũ khoảng 50m. Ít ngày sau cũng chính anh Lợi và ông Nguyễn Hữu Thoại - Chủ tịch Hội đồng trị sự dòng tộc Nguyễn Công Duẩn tiếp tục bắt được con vật lạ thứ ba tương tự hai con vật anh Lợi bắt được trước đó.

Tuy nhiên con vật thứ ba, ông Thoại và anh Lợi bắt được trên đỉnh núi gần khu lăng mộ Trường Nguyên. Ông Thoại và nhiều bậc cao niên ở xã Hà Long nhận định đây chính là ba con rồng đất. 

Vậy thực hư loài vật được cho là thiêng liêng này ra sao? Tại sao người dân nơi đây lại có vẻ như rất tôn thờ và sợ loại vật này đến vậy? Đây là câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta!

Theo quan sát của chúng tôi, trong 3 con rồng có một con dài khoảng 80cm, hai con còn lại dài 70cm, mỗi con nặng khoảng 1kg. Trên lưng rồng có vây chạy dài đến 2/3 thân, đuôi rồng màu đen vàng giống rắn cạp nong. Bàn chân của ba con rồng đều có 5 ngón, các ngón đều có móng kiểu móng chân gà, hai bên mang có ria. Điều đặc biệt là ba con rồng đều thay đổi màu sắc theo thời tiết, thời gian và vị trí đặt rồng nằm.

Các bậc cao niên ở Hà Long đã tham khảo ý kiến của nhiều người khác, và làm lễ phóng sinh 3 con rồng này về núi Thiên Tôn sau khi đã vái lạy nó

Qua tìm hiểu sưu tầm, được biết rồng đất có tên trong sách đỏ Việt Nam. Ngoài tên khoa học Physignathus cocineinus, rồng đất còn có nhiều tên gọi dân gian khác như rồng tạng, tò te (Việt), đan gian, con rình rình (Mường), bùng nhỉ loòng (Dao), tu lủng lẳng (Tày), tu xả tảng (Thái)… Rồng đất thường ở trong hang hốc, trong các bụi cây ven bờ suối hoặc bên các vực nước trong rừng. Chúng di chuyển nhanh nhẹn trên mặt đất hoặc leo lên cây. Trong mùa lạnh, rồng đất chuyển lên trú trong các bọng cây để giữ nhiệt
Sưu tầm

10 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em - Thọ Xuân

Sáng ngày 25/6/2014 vừa qua, Tòa án nhân dân Tối cao đã mở phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Ninh Văn Tiến, Gã dê 32 tuổi này quê Thọ Xuân đã hiếp dâm cháu bé 12 tuổi làm phẫn nộ cả huyện
 
10 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em - Thọ Xuân
Ảnh sưu tầm PV
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa, khoảng 11 giờ ngày 16-11-2013 khi cháu Lê Thị H, sinh năm 2002, xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân trên đường đi học về ngang qua nhà Tiến, Tiến liền gọi H. lại để xin số điện thoại của anh trai H. nhưng H. nói không nhớ. Nảy sinh ý đồ giao cấu với cháu H., Tiến đã bảo H. theo Tiến vào trong nhà để cầm tờ giấy về ghi số điện thoại của anh trai. Khi vào trong nhà, Tiến đưa tờ giấy trắng cho cháu H. rồi bất ngờ một tay bịt miệng, rồi vật ngã cháu H để thực hiện hành vi đồi bại của mình. Mặc dù cháu H đã van xin và chống cự quyết liệt nhưng Tiến vẫn không buôn tha. Khi H. về nhà, thấy con gái có biểu hiện bất thường, mẹ của H. đã gặng hỏi và được H. kể lại toàn bộ sự việc. Ngay sau đó, gia đình cháu H. đã tới Công an xã Nam Giang tố cáo hành vi của Tiến và Tiến đã bị bắt ngay sau đó. 

Tại phiên tòa sơ thẩm, tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đã mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt Ninh Văn Tiến 12 năm tù giam về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Tuy nhiên, căn cứ vào một số tình tiết giảm nhẹ và đơn xin giảm án của gia đình bị hại, tại phiên tòa phúc thẩm, nên HĐXX đã tuyêt phạt Tiến 10 năm tù giam./.

Những món bánh làm từ gạo cực đỉnh tại Thanh Hóa

Người Thanh Hóa không chỉ được biết đến với món nem chua Thanh Hóa mà nay còn có các món ăn lạ vị như: Bánh khoái tép Thanh Hóa, Bánh cuốn kiểu Thanh Hóa, Bánh đúc sốt.... Tôi dám khẳng định nếu bạn chưa từng ăn hoặc đã ăn ở nơi khác rồi thì không nơi nào có thể ngon tuyệt đối như ở Thanh Hóa...

1. Bánh khoái tép
Đầu tiên xin giới thiệu với bạn đọc món bánh khoái tép (chỉ có tại thành phố Thanh Hóa). Món này ít nơi làm và nhu cầu ăn uống của các huyện không nhiều. Đây cũng chính là một trong nhiều lý do mà banh khoai tep đc tồn tại. Cách thưởng thức bánh khoái tép là “làm đến đâu, ăn đến đó”. Nguyên liệu chính gồm bột gạo tẻ xay dạng nước, rau cần nước rửa sạch cắt khúc nhỏ, bắp cải thái sợi và tép loại tươi ngon. Bạn thích ăn thêm trứng gà thì bảo chủ quán đập vào nhé (hình dưới đây là bánh khoái trứng không tép bởi mình không thích ăn tép hii)

Bánh khoái tép - đặc sản thanh hóa


Bột gạo được tráng lên chảo gang, sau đó cho rau cần, bắp cải, tép đã xào vào, lật cho bánh chín đều và giòn. Người làm phải biết điều chế củi lửa phù hợp để bánh không bị cháy cạnh, cũng không được mềm quá. Một quả trứng gà đập vào giữa bánh tạo nên màu vàng rộm, ngon mắt ngon miệng. Nước chấm chỉ cần nước mắm chanh ớt là đủ vị của món ăn này.

Bạn đọc quan tâm chuyên mục ẩm thực Thanh Hóa có dịp về xin đừng ngần ngại thưởng thức các món lạ miệng  mình giới thiệu nhé. Không quá đắt đâu. Với một bữa ăn nhẹ như thế này chỉ khoảng 5 cái (người ăn nhiều) 20 K thôi. Bánh có bán ngon nhất (theo mình biết) là trước cổng nhà hát nhân dân cũ.

2. Bánh cuốn Thanh Hóa
Không giống với bánh cuốn ở các tỉnh miền Bắc, bánh cuốn Thanh Hóa có sự khác biệt cả về nhân bánh, hình thái và cách ăn. Bột gạo sau khi được hấp chín bằng hơi nước trên nồi căng vải, dùng ống tròn lấy ra rồi khéo léo trải rộng trên một cái mẹt nhỏ, bỏ nhân làm từ tôm bóc vỏ, thịt nạc vai băm nhỏ, mộc nhĩ, hành… và cuốn tròn thành chiếc bánh nhỏ xinh. Nhờ vậy, bánh có vị đậm đà, béo ngậy.

Bánh cuốn Thanh Hóa

Một đĩa bánh cuốn có 5 hoặc 10 cái, ăn kèm nước mắm pha nhạt, vắt chanh, rắc hạt tiêu xay và thêm vài lát ớt đỏ tươi. Bạn có thể xin thêm ít hành khô cho vào nước mắm ăn kèm nhé (mình thường thích ăn như vậy)

Bánh cuốn Thanh Hóa nơi đâu cũng có. Đây là món dễ ăn kèm, bạn có thể bỏ vào bát cháo lươn hoặc ăn thêm cùng với bánh xèo tôm... Bánh cuốn nóng ngon thường có ở chùa Tranh (đường nguyễn chích) khu vực đường Trường Thi (cạnh nhà thờ) cuối đường Tống Duy Tân (gần đường Trần Phú ấy) cũng có quán bánh cuốn bà Lành. Theo mình nhận xét thì quán bà Lành khá là ngon nhưng hơi mắc so với thị trường. Thơm và ngon nhưng lại rẻ là nhu cầu của chúng ta phải không nào...

3. Bánh đúc sốt Thanh Hóa
Mới nghe qua nhiều người sẽ nhầm với món bánh đúc, thức quà quê dân dã của các làng quê Bắc Bộ. Nhưng đây là món ăn độc nhất vô nhị, có màu xanh rất đẹp và bạn chỉ có thể ăn ở  thành phố Thanh Hóa. Bột gạo tẻ được nấu với nước vôi trong, bỏ thêm hành phi và chút mỡ. Màu xanh của bánh được tạo bởi nước rau ngót hoặc rau cải giã. Nồi bánh được nấu trên lửa liu riu, dùng đũa cả đảo liên tục để không bị vón cục, khi chín tới thì sánh như cháo, rất dậy mùi thơm.

Bánh đúc sốt Thanh Hóa


Ở kiểu bánh đúc Hà Nội ăn như cháo nên mình không khoái. Kiểu ăn thêm hành vs nước dùng lẫn lẫn dùng thìa nhìn ngán rồi à :)

Quay trở lại món bánh đúc Thanh Hóa. Giới thiệu sơ cho các bạn cách làm món bánh đúc này nhé: đầu tiền là đậu xanh bỏ vỏ nấu riêng, chín thì đánh tơi, như làm nhân bánh chưng ngày Tết. Khi ăn thì múc bánh ra bát, rải đậu xanh lên trên. Trời lạnh, hít hà hương thơm ngầy ngậy của bột gạo, thử vị bùi bùi của đậu xanh trong thìa bánh sóng sánh xanh như ngọc, thấy ấm bụng vô cùng.

Bánh đúc sốt chỉ bán vào buổi chiều. Hiện nay không còn nhiều hàng bán món này, chiều chiều có cô đẩy bán rong mình hay ăn ở chợ vườn hoa. Nếu bạn muốn thưởng thức món bánh đúc kiểu Hà Nội thì ngay  Ngã Ba Bia cũng có quán bán đó (trên đường Trường Thi nhé)

4. Bánh răng bừa
Bánh răng bừa mình đã nhắc đến ở những bài viết trước nên mình ko đi sâu vào nữa. Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá nhưng ý nghĩa tên gọi của bánh răng bừa này là vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông.


Gạo tẻ ngâm nước lạnh trong 2-3 giờ, xay thành bột nước, sau đó đun trên bếp và khuấy đến khi có độ đặc sền sệt thì bắc xuống. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh là thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô đã xào qua. Người gói phải khéo léo sao cho bánh đều nhau, không quá to hoặc quá nhỏ, để khi luộc hoặc hấp thì chín đều.

Bóc lớp lá chuối, mùi thơm của thịt, mùi thơm của hành tỏa ra ngào ngạt sẽ khiến bạn khó cưỡng.

Bánh răng bừa trước kia được làm vào những dịp đặc biệt như ngày rằm, Tết, cưới hỏi…, nổi tiếng nhất ở các huyện Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc… Bây giờ bạn có thể ghé các chợ, hàng rong hay các nhà hàng ở nhiều nơi trong tỉnh là có thể thưởng thức món ăn dân dã này

Triệt phá tụ điểm đánh bạc dưới hình thức cá độ mùa worldcup

Vào khoảng 12 rưỡi đêm qua - ngày 26/6. Trong khi diễn ra trận cầu giữa Đức - Mỹ. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với công an TP.Thanh Hóa bất ngờ kiểm tra hành chính đối tượng Trần Thị Hồng, sinh năm 1974 ở 36A Bến Ngự, phường Trường Thi, TP.Thanh Hóa (gần cầu treo).
Triệt phá tụ điểm đánh bạc dưới hình thức cá độ mùa worldcup
Đối tượng Hồng cùng tang vật

Qua đó đã phát hiện và bắt quả tang Trần Thị Hồng đang tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá tại nhà..

Tại hiện trường, lực lượng công an đã thu giữ hơn 50 triệu đồng, 01 máy tính Casio và nhiều phiếu giấy ghi cá độ của các con bạc qua từng trận đấu. 
Được biết, Trần Thị Hồng là đối tượng thường xuyên đứng ra tổ chức cá độ bóng đá cho các đối tượng trên địa bàn thành phố. Riêng trong 2 ngày 24, 25/6 Hồng đã tổ chức cho nhiều đối tượng tham gia cá độ với tổng số tiền khoảng 50 triệu đồng

Chỉ đạo đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Liên quan vụ việc hàng loạt người lao động tại công ty giày hongfu bị ngộ độc ẩm thực. Hôm qua, tại Trung tâm Hội nghị 25B đã tổ chức Hội nghị Sơ kết tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm 6 thánh đầu năm và định hướng công tác 6 tháng cuối năm 2014.

Xem thêm:
>> Tin tức Thanh Hóa mới
Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Phạm Đăng Quyền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP tỉnh Thanh Hóa; Đỗ Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục An Toàn vệ sinh thực phẩm cùng lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo cấp huyện, thị, thành trên toàn tỉnh. 

Chỉ đạo đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo kết quả đảm bảo ATTP 6 tháng đầu năm và định hướng công tác 6 tháng cuối năm 2014. Theo đó, số vụ ngộ độc thực phẩm đã giảm rõ rệt so với cùng kỳ, 6 tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh ghi nhận có 1 vụ ngộ độc thực phẩm với 5 người mắc (so với 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh có 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 64 người mắc), giảm 80% số vụ ngộ độc thực phẩm. Công tác thanh, kiểm tra ATTP của tuyến tỉnh đã có độ bao phủ rộng, phát hiện và xử lý nghiêm dứt điểm các cơ sở vi phạm, đặc biệt vào dịp tết Giáp Ngọ, trong tổng số 190  tổ chức, cơ sở được thanh, kiểm tra, có 53 tổ chức, cá nhân vi phạm. Hình thức vi phạm chủ yếu là không đủ điều kiện kinh doanh, kinh doanh thuốc BVTV vi phạm nhãn mác, thuốc không đảm bảo chất lượng… Riêng trong tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP, 100% các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn toàn tỉnh đã ký cam kết chấp hành các quy định về bảo đảm ATTP. Thống kê tháng an toàn trên địa bàn toàn tỉnh không để xảy ra trường hợp ngộ độc nào.

Tuy nhiên, còn một số hạn chế nhất định như tại một số huyện chưa thực hiện nghiêm túc kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh, công tác triển khai còn thấp, thiếu sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền. Việc xử lý vi phạm trong thanh, kiểm tra còn chưa quyết liệt, tỷ lệ cơ sở bị phạt tiền so với số cơ sở còn thấp, các đoàn thanh, kiểm tra chủ yếu nhắc nhở các cơ sở thay đổi hành vi vi phạm. Công tác truyền thông ở tuyến xã/phường còn ít; công tác báo cáo các số liệu định kỳ của các ngành thành viên tuyến huyện về BCĐ tỉnh còn chưa tốt…
Từ đó, đồng chí Đỗ Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục An Toàn vệ sinh thực phẩm nhấn mạnh: 6 tháng cuối năm 2014, công tác vệ sinh ATTP cần được đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa; Đặc biệt tại các khu du lịch Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến; các khu, cụm công nghiệp trên toàn tỉnh, BCĐ liên ngành vệ sinh ATTP tỉnh Thanh Hóa cần triển khai mạnh công tác đảm bảo ATTP, tổ chức thanh, kiểm tra theo đúng định kỳ quy định. Thực hiện các hoạt động khảo sát điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nước sử dụng chế biến thực phẩm tại các trường mầm non ở nông thôn, có nguy cơ ngộ độc cao do ô nhiễm E.coli, Coliform…

Hội nghị được nghe ý kiến của các đại biểu đóng góp về cách làm hay, hiệu quả trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP của các địa phương có khu du lịch như Sầm Sơn và khu công nghiệp nơi tập trung nhiều công nhân lao động như Tĩnh Gia, Thọ Xuân; như đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh ATTP đến từng cơ sở thôn, xóm, từng người dân để họ ý thức cao độ được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong công tác vệ sinh môi trường nói chung và vệ sinh ATTP nói riêng.
Sau khi nghe báo cáo và ý kiến của các đại biểu, đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Liên ngành vệ sinh ATTP đã ghi nhận kết quả đã đạt được trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm 2014. Song đồng chí Phó Chủ tịch cũng thẳng thắn chỉ ra những địa phương còn xem nhẹ công tác vệ sinh ATTP, yêu cầu BCĐ các cấp cần tăng cường sự phối hợp trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trong lĩnh vực mình phụ trách, công tác truyền thông và thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm và thực hiện vào đúng thời điểm, địa điểm, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhận thức của người tiêu dùng biết cách lựa chọn bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn

Tên danh nhân gắn liền những cung đường lịch sử Thanh Hóa

Truyền thống lịch sử gắn liền với đời sống thường nhật bởi những cái tên thân thương của những danh nhân. Hẳn ai trong chúng ta cũng không thể nhớ rõ được hoặc thậm chí lịch sử về tên chính con đường mà bạn đang sinh sống hiện nay. Dưới đây là danh sách tên danh nhân Thanh Hóa đi cùng năm tháng - kiến thức lịch sử không nên bỏ qua...

Danh nhân Thanh Hóa
Hình ảnh tượng vua Lê Thánh Tông - danh nhân thanh hóa


Lê Thị Hoa (TK I) (tên đường nối giữa Tống Duy Tân và Trịnh Khả)

Quê ở xã Nga Thiện (Nga Sơn), là một nữ tướng tài ba của Hai Bà Trưng. Bà đã cùng 4 người con tham gia khởi nghĩa và đã lập được nhiều công tích

Bà Triệu (226 - 248) (Nằm trên trục đường 1a kéo dài từ Bưu điện tỉnh đến cầu Hạc)

Quê ở vùng núi Quân Yên, xã Ðịnh Công (Yên Ðịnh). Năm 20 tuổi, cùng anh là Triệu Quốc Ðạt dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Ngô. Khi Triệu Quốc Ðạt mất, nghĩa quân tôn bà làm thủ lĩnhvà bà tiếp tục kháng chiến. Cuộc khởi nghĩa đã lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Ðức, Nhật Nam và làm rung động cả Trung Quốc.

Trần Xuân Soạn (1849 - 1923) (nằm bên hông bến xe phía bắc nối giữa đường Lý Nhân Tông và Bà Triệu)

Quê ở làng Thọ Hạc, TP Thanh Hoá, do chiến công làm tới Ðề đốc năm 1885, ông được phái kháng chiến trong triều đình Huế giao chức đề đốc quân vụ cůng Tôn Thất Thuyết tổ chức chống Pháp. Khi về Thanh Hoá, ông cùng các lãnh tụ nghĩa quân lập căn cứ Ba Đình, Mã Cao... và được giao nhiệm vụ đóng quân ở Thạch Thŕnh hỗ trợ cho Ba Ðình. Ông mất tại Long Châu (Trung Quốc)

Nhữ Bá Sĩ (1787 - 1867)

Người làng Cát Xuyên (Hoằng Cát, Hoằng Hoá), đỗ cử nhân năm 1821, xin cáo quan về quę dạy học, sau đó ông mưu việc chống Pháp, việc chưa thành thì mất. Ông là người có học vấn uyên thâm, viết sách về giáo dục, văn hoá, lịch sử... tiêu biểu nhất là tác phẩm Việt sử tam bách vịnh, Thanh Hoá tỉnh chí

Lê Khôi (?- 1446) (là con đường mới thuộc P.Lam Sơn nối giữa đại lộ Lê Lợi với Đinh Lễ)

Người Lam Sơn, huyện Thuỵ Nguyên (Thọ Xuân ngày nay), là cháu gọi Lê Lợi bằng chú ruột và là một trong những người đầu tiên đứng dưới cờ nghĩa Lam Sơn. Ông lập được nhiều công lớn: đánh thắng trận Khả Lưu, hạ thŕnh Xương Giang...; bình Chiêm mở mang bờ cõi, dẹp nội loạn Bế Khắc Thiệu, Nông Ðắc Thái, nhiều lần đánh thắng Ai Lao, giữ vững biên ải quốc gia. Ông có nhiều kế sách trị bình, lấy đức và chính làm đầu, dân được běnh yên. Ông là người có công to, đức lớn, tài cao, nên các triều vua Lê (Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông) đều tin dùng, cho tham dự việc triều chính. Mất truy tặng Thái uý Tam quốc công

Trịnh Kiểm (1503 - 1570)

Quê làng Sóc Sơn, Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc. Ông là người có công lớn trong sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Ông là người mưu lược đã cùng tướng sĩ đánh lui 5 đợt tấn công của nhŕ Mạc, bảo vệ vững chắc Thanh Hoá. Ông cũng đă hết sức chăm lo triều chính, lập chế độ thuế khoá, khuyến khích nghề nông, mở rộng thi cử để chọn nhân tŕi... Ông là ông tổ của dòng chúa Trịnh

Lê Ðình Kiên (1620 - 1704)

Quê làng Thiết Ðinh, xã Ðịnh Tường (Yên Ðịnh). Ông có công trong việc xây dựng phố Hiến (Hưng Yên) thành một trung tâm buôn bán lớn của đất nước. Ông là nhà ngoại giao, ngoại thương tài năng, góp phần quan trọng vào việc mở mang đất nước

Nguyễn Kim (? - 1545)

Là người Gia Miêu, huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay), là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc trung hưng nhà Lê. Sự nghiệp chưa thành, ông bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc, mất năm 1545. Ông đă sáng suốt nhìn nhận và giao quyền lực lại cho con rể là Trịnh Kiểm trước khi mất. Ông là người mở nghiệp cho dòng chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn

Lương Hữu Khánh (TK XVI) (nằm khu vực ngã 3 voi - giờ là ngã tư voi giải tỏa nên không còn)

Quê ở làng Hội Triều, nay là xã Hoằng Phong, Hoằng Hoá. Ông đậu cử nhân năm 12 tuổi, đậu thứ 2 thi hội, không thi đěnh dưới triều Mạc Ðăng Doanh. Ông có công trong việc khôi phục nhà Lê, được thăng tới thượng thư bộ binh, tước Đạt quận công. Ông đă để lại các tác phẩm như Quan sử, Tân quan văn kę phú... 

Trịnh Khả (1399 - 1451) (Là con đường chạy song song đường Quang Trung nối giữa Nguyễn Huy Tự - Trần Cao Vân)

Người làng Kim Bôi huyện Vĩnh Lộc. Ông là một trong 18 người có mặt trong hội thề Lũng Nhai năm Bính Thân (1416). Khi Lê Lợi vây thành Nghệ An, ông cùng Lê Văn Linh được cử làm tướng văn, tướng võ. Cùng với Lê Triện, Ðinh Lễ đánh tan 5 vạn quân của Vương Thông ở Ninh Kiều, chặn đứng 2 vạn quân của Mộc Thạnh ở ải Lę Hoa. Ông được phong tới chức Nhập nội thái uý, běnh chương quân quốc trọng sự, thượng trụ quốc, được ban kim ngư trang kim phù, tước Quốc thượng hầu. Tháng 9 năm thứ 9 (1451), đời vua Lę Nhân Tông, ông cùng con là Trịnh Bá Quát bị hại, vì có kẻ gièm pha với Thái hậu là cha con ông làm phản. Năm thứ 11 (1553), Lê Nhân Tông coi việc triều chính khôi phục lại quan tước cho ông. Ðời Thánh tông truy phong Hiển khánh vương

Hà Tông Huân (1697 - 1790)

Người làng Kim Thành, huyện Yên Ðịnh, năm 28 tuổi đỗ bảng nhăn. Ông là người thông minh, tài trí được trọng dụng, ra vào phủ chúa bàn việc quân quốc cơ yếu, làm đồng tham tụng rồi nhập chính tham tụng, kiêm việc ở Quốc tử giám. Khi về hưu vẫn được vời ra làm bậc ngũ lão, được gia thăng thiếu bảo, tước Huy quận công, khi mất được tặng hŕm thái phó

Lê Văn Hưu (1230 - 1322) (Nằm bên hông chợ Tây Thành cắt ngang đường Nguyễn Trãi)

Quê ở xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá. Năm 1247, thi đỗ bảng nhăn. Năm 1272, lŕm hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc sử viện quán tu và hoàn thành bộ sử Ðại Việt sử ký gồm 30 quyển. Ông không chỉ là nhà viết sử lỗi lạc đầu tiên của nước nhà mà còn là nhà quân sự với chức thượng thư bộ binh kiêm chưởng sử, tước Nhân uyên hầu

Nguyễn Hoàng (1524 - 1613)

Là con trai thứ hai của Hưng Quốc công - Nguyễn Kim, vào trấn thủ Thuận Quảng, mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn với vương triều Nguyễn

Nguyễn Hoàn (1713 - 1791)

Quê ở làng Lan Khê, xã Nông Trường (Triệu Sơn). Năm 1743, đậu tiến sĩ, thăng chức lại bộ thượng thư. Năm 1777 được thăng chức thái phó, quốc lăo... Không những là một vị quan to trong triều, ông còn biên khảo những tác phẩm lịch sử như Quốc sử tục biên, Ðại Việt đăng khoa lục...cùng với một số tác giả khác

Lê Hoàn (941 - 1005) (Con đường được đánh giá là trung tâm TP. Thanh Hóa nối từ Ngã Ba Bia  Trường Thi tới 25A - Quang Trung giao Trần Phú)

Quê xã Xuân Lập, Thọ Xuân, từ một người lính bình thường, ông đã lập được nhiều chiến công, được Đinh Bộ Lĩnh giao cho làm Thập đạo tướng quân tổng chỉ huy quân đội. Năm 980, trước xự xâm lược của quân Tống, ông được quân sĩ vŕ triều đěnh Hoa Lư tôn làm hoàng đế. Ông đă tổ chức quân dân Ðại Việt hoàn thành cuộc kháng chiến chống Tống. Ông là nhà ngoại giao tài giỏi, có công lớn trong mở mang kinh tế, phát triển nông nghiệp, giữ yên bờ cõi đất nước

Lê Phụng Hiểu (? - ?) (Nằm sau công viên thanh quảng. Là con đường ngắn ít biết đến nối giữa Trần Phú và nhà Văn Hóa Lao Động)

Là người hương Băng Sơn, Châu ái (nay là xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hoá). Ông khỏe mạnh hơn người, võ nghệ cao cường, Lý Thái Tổ dùng làm vũ vệ tướng quân. Khi Thái Tổ mất, các vương gây biến, ông đánh dẹp, tôn Thái Tông lên ngôi, giữ yên triều Lý. Ðược phong Ðô thống thượng tướng quân, tước hầu. Ông còn có công lao lớn trong việc dẹp giặc Chiêm Thành giữ yên bờ cõi phía Nam. Khi chết được phong làm phúc thần

Nguyễn Hiệu (1664 - 1735)(Là con đường nhỏ mới ngắn tí ti. Bạn có thể tìm trường cấp III Lý Thường Kiệt và đi vào ngõ đối diện khoảng 100 mét sẽ gặp)

Là người làng Lan Khê, Nông trưởng, Triệu Sơn năm 27 tuổi đỗ hội nguyęn, thi đỗ đồng tiến sĩ. Ông là người tài giỏi, trung hậu và ngay thẳng nên được trọng dụng, làm quan đến thượng thư rồi tể tướng. Khi mất (1735) được triều đěnh truy tặng thái bảo, đại tư đồ, gia phong lŕm phúc thần

Lê Hy (1646 - 1702)

 Quê ở xã Ðông Khê, Ðông Sơn. Năm 1664 đỗ tiến sĩ. Tŕi năng của ông được các chúa Trịnh tin důng, cử đi sứ Trung Quốc được phong chức thượng thư bộ binh rồi thăng Tham tụng (Tể tướng) tước Lai sơn bá. Ông là nhà viết sử nổi tiếng với tác phẩm Bản kỷ tục biên do ông chủ biên

Nguyễn Hữu Hào (1647 - 1713)

Quê ở làng Gia Miêu, Hà Long, Hà Trung. Có công lớn với chúa Nguyễn trong các cuộc giao tranh với chúa Trịnh, được phong chức cai cơ, chưởng cơ rồi chức trấn thủ Quảng Běnh..., ông còn sáng tác truyện thơ nôm Song tinh bất dạ lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Khi mất truy tặng Ðôn hậu công thần trấn phủ

Trần Hạng (1372 - 1399)

Quê ở xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc), đậu Thái học sinh và có công trong cuộc kháng chiến chống quân Chiêm Thành của quân dân nhà Trần

Cao Ðiển (1853 - 1896)(Là con đường nhỏ cạnh Dương Đình Nghệ. Để tìm con đường này bạn cứ chạy trên Dương Đình Nghệ gần đến Cầu Vượt Đại Lộ)

Quê ở làng Trinh Sơn, xã Hoằng Giang, Hoằng Hoá. Ðược Tôn Thất Thuyết cử chỉ huy trận tấn công vào sứ quán và đồn binh Pháp ở Huế. Sau đó về Thanh Hoá cůng Tống Duy Tân xây dựng căn cứ Hůng Lĩnh (Vĩnh Lộc) chống Pháp. Trên đường ra Bắc liên lạc với nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, ông bị Pháp bắt tại thị xã Bắc Giang và xử chém tại thị xã Thanh Hoá.

Ðại Thặng Ðăng (Pháp danh) (TK VIII)

Người Thanh Hoá, có tên Phạn là Mahayana Pridipa, uyên thâm phật học, đến Trung Quốc, ấn Ðộ nghiên cứu và truyền đạo, chú giải kinh phật. Ông mất tại chùa Niết Bàn (ấn Ðộ), thọ 60 tuổi
 

Lê Tắc (TK XIV)

 Quê ở Ðông Sơn, theo Trần ích Tắc hàng giặc Nguyên và làm quan Phụng nghị đại phu ở Hán Dương (Trung Quốc). ở Trung Quốc, ông đă hoàn thành bộ An Nam chí lược gồm 20 cuốn nói về lịch sử Việt Nam từ thượng cổ đến đời Trần

Tống Duy Tân (1837 - 1892)(Con đường này cũng không dài - nằm trên QL47 cũ chạy thẳng sầm sơn. Chỉ vẻn vẹn từ QL1A tới Cầu Cốc)

Ông quê ở xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc). Ông đậu tiến sĩ năm 1875, lŕm tri huyện Vĩnh Tường, án sát Sơn Tây, chánh sứ sơn phòng Quảng Hoá. Năm 1886, ông cùng con là Tống Nhữ Mai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Ông cùng Phạm Bành, Hoàng Bật Ðạt, Trần Xuân Soạn... lãnh đạo nghĩa quân Ba Ðình, ông đã bị giặc Pháp bắt tại hang Niên Kỷ (Bá Thước) và hi sinh tại thị xã Thanh Hoá năm 1892

Nguyễn Ðôn Tiết (1836 - ?)

Quê ở xã Hoằng Ðức (Hoằng Hoá) đậu phó bảng năm 1879. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương, ông đă mộ quân phối hợp với nghĩa quân Hoàng Bật Ðạt tấn công đồn Pháp ở Bút Sơn. Sa vào tay giặc (1886), ông bị đầy đi tů Lao Bảo và hi sinh ở đấy

Lê Thánh Tông (1442 - 1497)(Kéo dài từ ngách đường Lê Lai chạy thẳng xuống QL1A - đường Quang Trung gần cầu Bố)

Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhân Tuất (1442) huý là Tư Thành, là con thứ tư vua Lê Thái Tông và Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao; là cháu nội vua Lê Thái Tổ, mất ngày 30 tháng 12 năm Ðinh Tỵ ( 1497). Năm 1460, ông lên ngôi vua trị vì được 38 năm với hai nięn hiệu: Quang Thuận ( 1460 - 1469) và Hồng Ðức ( 1470 - 1497). Ông là nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam. Bộ luật thành văn đầu của nước ta, được soạn dưới thời ông. Ông lŕ người sáng lập hội Tao Ðàn, để lại nhiều tập thơ, 1 tập truyện ký và rất nhiều bài viết đặc sắc trong các tập Hồng Ðức thi tập, Thánh Tông di cảo... 

Lê Trạc Tú (?)

Người làng Thượng Cốc, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay), ông nội là Tán Thiện, chú là Tán Tương cùng đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499), ông đỗ Ðệ nhất giáp chế khoa, khoa Ðinh Sửu (1577), khi làm Thượng thư bộ lại và Tể tướng ông cất nhắc người hiền tài, ông sống ngay thẳng, trong sạch, trong nhà không có của dư

Ðào Duy Từ (1572 - 1634) (Có thể nói con đường này gọi là khu ẩm thực của Thành Phố với rất nhiều mặt hàng đc bày bán "tràn lan" điểm tiếp nối giữa Tống Duy Tân và Tân An)

Quê làng Hoa Trai, xã Nguyên Bình (Tĩnh Gia). Ông là một trong những vị khai quốc công thần nhà Nguyễn, một nhà quân sự, ngoại giao, văn hoá tài giỏi. Ông đã có công giúp nhà Nguyễn mở mang kinh tế, giữ yên lãnh thổ, được phong tước Lộc Khê hầu và thờ trong Thái Miếu, ông là tác giả của tác phẩm Hổ trướng khu cơ, Ngoạ Long cương Vãn, Tư Dung vãn... 

Lê Bật Tứ (1562 - 1627)

Quê ở xã Tân Ninh (Triệu Sơn). Năm 1598, đậu tiến sĩ. Năm 1619, được phong chức thượng thư bộ binh, rồi Tham tụng, ông còn là một nhà ngoại giao tài giỏi, một vị quan chính trực, nhiều lần khuyên chúa Trịnh trị tội bọn gian thần

Trịnh Tùng (1546 - 1623)

Người kế tục sự nghiệp của cha là Trịnh Kiểm và hoàn thành sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Ông là Chúa thứ 2 dòng chúa Trịnh, ở ngôi chúa 54 năm và thiết lập nên thể chế nhà nước mới: vua-chúa ở Việt Nam

Nguyễn Mộng Tuân (TK XV)(Đi qua cầu Sân chừng 50 mét rẽ trái sẽ gặp 2 con đường - Nguyễn Mộng Tuân và Nam Cao)

Quê ở xã Ðông Anh (Ðông Sơn). Năm 1400, đậu thái học sinh vŕ tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, lập được nhiều công lớn. Dưới thời vua Lę Nhân Tông, ông được cử đi đánh quân Chięm Thành. Nguyễn Mộng Tuân còn là nhà thơ với các tác phẩm Cúc Pha thi tập, Chí Linh sơn phú.. 

Trịnh Tuê (còn gọi là Trịnh Huê) ( 1704 - ?)

Quê ở Biện Thượng, nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (trú quán ở xã Bất Quần, nay là Quảng Thịnh, Quảng Xương). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn (1736) đời Lê ý Tông. Ðây là người được phong trạng nguyên cuối cùng của nước ta. Ông từng giữ chức Tham Tụng, Thượng thư bộ Hình, Tế tửu (hiệu trưởng) Quốc tử giám. Khi mất được tặng Hữu thị lang

Nguyễn Mậu Tuyên (1518-1599)

Người làng Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay), dòng dõi công thần (cháu Thúc quốc công Nguyễn Nhữ Lãm). Ông học sâu, hiểu rộng, làm quan đến tể tướng, mẫu mực khuôn phép cho trăm quan. Làm quan tới Thiếu phó Quỳnh quận công. Mất truy tặng Thiếu sư

Nguyễn Thu (1799 - 1855)

Còn có tên là Nguyễn Bão, quê xã Nông Trường (Triệu Sơn), đậu cử nhân năm 1821, lŕm án sát và tham dự biên soạn Thực lục tiền biên, sau thăng Thị lang Hộ bộ. Ông đă để lại 17 tác phẩm lịch sử, triết học, thơ văn như Lê Quí ký sự, Việt Thi tục biên,... 

Trịnh Duy Thuân (? - 1542)

 Người sách Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay), là cháu công thần An Quốc công Trịnh Khắc Phục. được phong Lỵ Quốc công, trấn giữ Thanh Hoá (1522) khi Mạc Ðăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527), ông là người bảo vệ che chở hoàng tử Lê Duy Ninh và cùng với chiêu huân công Nguyễn Kim sắm sửa binh lương, chiêu tập hào kiệt mở đầu cuộc trung hưng nhà Lê, việc chưa thành, ông mất năm 1542

Cầm Bá Thước (1853 - 1895) (Đối diện đường Lê Thị Hoa ở trên bên này  đường Tống Duy Tân. Cầm Bá Thước là con đường được cho là bẩn nhất Thanh Hóa. Xưa kia bán rau quả. Mỗi khi mình đi qua đây chỉ thấy nào những rơm rạ và hoa quả rơi dọc đường kèm theo những mùi vị "thơm tho" xào trộn lẫn nhau. Có lẽ giờ đã khác)

Quê ở Trịnh Vạn, Thường Xuân. Năm 1895, phong trào Cần Vương của nhân dân Thanh Hoá phát triển mạnh mẽ, ông lãnh đạo nhân dân lập căn cứ Trịnh Vạn tổ chức chống Pháp. Ông được Tôn Thất Thuyết phong cho chức tán tương quân vụ vŕ tiến hŕnh các trận đánh đồn Pů Lẹ, đồn Cửa Đặt... gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Bị sa vào tay giặc, ông không khai nửa lời, hy sinh anh dũng

Trịnh Thị Ngọc Trúc(?) (là con đường nhỏ đối diện chợ Nam Thành. bạn có thể đi bộ mua Bia hơi - rất gần nhé)

Là con gái Trịnh Tráng, là chính cung hoàng hậu của vua Lê Thần Tông (1619 - 1643). Người ta cho rằng bà là tác giả bộ từ điển Hán - Nôm cổ nhất của nước ta "Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa"

Phạm Vấn (?- 1435)

Quê ở Nguyên Xá (Ðông Sơn). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1416, có công lao trong các trận Bồ Mộng, Bồ Đằng, giải phóng thành Nghệ An... Ông là một trụ cột của triều đình vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, với ngôi tể tướng. Mất, truy tặng Thái phó, năm 1484 truy phong Trấn quận công

Ðinh Củng Viên (?- 1294)

Quê ở huyện Ðông Sơn, là một nhà ngoại giao tài giỏi dưới đời Trần Thánh Tông (1258 -1278), khi mất được phong tặng chức thái phó

Hoàng Bật Ðạt (1842 - 1887)

Là một trong những người chỉ huy tài giỏi, kiên cường của nghĩa quân Ba Ðình trong phong trào Cần Vương chống Pháp 

Nguyễn Hữu Dật (1604 - 1681)

Quê ở Gia Miêu, xã Hà Long huyện Hà Trung, là một trong những trụ cột của chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên). Ðược giao làm bố chánh Quảng Bình. Ông có tài về chiến lược quân sự và văn thơ. Mất được truy tặng Chięm quận công

Nguyễn Chích (1382 - 1448) Con đường nho nhỏ gần cầu Sâng. Đây là con đường đến chua Tranh)

Quê ở Ðông Ninh, Ðông Sơn. Ông xây dựng và lãnh đạo căn cứ Hoŕng Nghiêu chống giặc Minh, khi Lê Lợi khởi nghĩa, ông đem nghĩa quân Hoàng Nghiêu theo. Ông là một tướng lĩnh tài ba, đã đề xướng kế hoạch đánh vŕo Nghệ An thắng lợi, làm thay đổi tình thế nghĩa quân, mở đầu cho thắng lợi liên tiếp và thắng lợi cuối cùng của nghĩa quân Lam Sơn

Lưu Ðình Chất (1566 - 1627)

Người làng Quì Chử, Hoằng Hoá, là con công thần Lâm quận công Lưu Ðình Thưởng. Năm 42 tuổi ông mới thi đỗ nhị giáp tiến sỹ, můa Hè, Quí Mùi (1623), Trịnh Xuân gây biến ông giúp Thanh Vương (Trịnh Tráng) dẹp loạn. Vì có công và tài giỏi nên vào phủ làm tham tụng, tiến lên thượng thư bộ hộ, thiếu bảo, tước Phúc quận công. Năm Ðinh Mão (1627) ông mất, thọ 62 tuổi, được truy tặng thiếu sư

Lương Ðắc Bằng (1472 - ?) (Chạy sau cơ sở II trường ĐH Hồng Đức. Trước đây có dự án mở đường nhưng tới giờ vẫn chưa thông. Hiện con đường đã được nối qua khu chung cư thu nhập thấp)

Người làng Hội Trào, huyện Hoằng Hoá. Lúc bé đã nổi tiếng thần đồng, năm 27 (hoặc 28) tuổi đỗ hội nguyên, thi đình đỗ nhất giáp tiến sĩ, tên thứ 2 (tức bảng nhãn). Ông làm quan đến thượng thư Bộ lại, được tham dự triều chính, tước Ðôn Trung Bá. Ông còn là nhà giáo mẫu mực, là thầy dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đào tạo nhiều nhân tài học thức cho xứ Thanh và đất nước

Phạm Bành (1825 - 1887) ( Bên hông sân vận động tỉnh - nơi có quán lá Trúc Linh - một nhà hàng ngon của Thành Phố)

Quê ở làng Trương Xá, xã Hoà Lộc (Hậu Lộc), đỗ cử nhân năm 1864, cůng Ðinh Công Tráng xây dựng căn cứ và là một trong những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Ðình. Quê ở làng Trương Xá, xã Hoà Lộc (Hậu Lộc), đỗ cử nhân năm 1864, cůng Ðinh Công Tráng xây dựng căn cứ và là một trong những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Ðình

Hoàng Ðình ái (1527 - 1607)

Quê ở Biện Thượng huyện Vĩnh Lộc, có công lao lớn trong cuộc trung hưng nhà Lê: bắt sống đại tướng Nguyễn Quyện, lấy lại Ðông Kinh. Quê ở Biện Thượng huyện Vĩnh Lộc, có công lao lớn trong cuộc trung hưng nhà Lê: bắt sống đại tướng Nguyễn Quyện, lấy lại Ðông Kinh (1591) đánh đuổi Mạc Ngọc Liễn, Mạc Kính Cung ở châu An Bác, bắt sống Mạc Kính Cung ở Lục Ngạn (1598), běnh định Lạng Sơn, Hải Dương (1602), ông lŕm quan đến Thái tể. Mất năm 1607, thọ 81 tuổi
Tổng hợp