Nét đặc sắc Đình Tây Giai Thanh Hóa

Đến với mảnh đất “địa linh nhân kiệt” - Thanh Hóa và ghé thăm Di sản Văn hóa Thế giới - Thành Nhà Hồ, bên cạnh việc tham quan và tìm hiểu những giá trị văn hóa và lịch sử nổi bật của một tòa thành đá “vô tiền khoáng hậu”, quý khách còn có cơ hội về thăm làng Tây Giai,...


Thăm ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng - ngôi nhà được tổ chức JICA (Nhật Bản) đánh giá là một trong những ngôi nhà cổ truyền thống đẹp nhất của Việt Nam và đồng thời ghé thăm đình Tây Giai- ngôi đình chứa đựng những giá trị văn hóa, kiến trúc và tâm linh đặc sắc.

Làng Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa nằm ở phía Tây Nam của Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ. Cũng như những ngôi làng khác ở Bắc bộ, làng Tây Giai cũng có ngôi đình cổ được xây dựng năm 1835 với những giá trị văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Ngoài tên gọi gắn liền với tên làng là Tây Giai, đình còn có tên gọi khác là Đình Tây Nhai.

Đình Tây Giai là ngôi đình có không gian kiến trúc rộng, mang đậm phong cách kiến trúc đầu giai đoạn triều Nguyễn. Không gian kiến trúc đình được phân chia thành các khu vực riêng biệt: ao, vườn, nhà tiền đình và hậu cung, nằm trong một khuôn viên đất bằng phẳng với diện tích khoảng 600m2. Các cột ở đây được tạo theo kiểu “thượng thu hạ thách”, các xà, câu đầu cũng có sự tương ứng với nhau, sự tương ứng giữa các xà với cột, giữa các câu đầu với cột là rất hợp lý.
Theo như lời kể của các cụ cao niên trong làng, trước kia đình được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ đinh (J), bao gồm một nhà tiền đường 5 gian hai trái. Phía trong là hậu cung và hai bên cửa ra vào người ta đặt hai tấm đá xanh, hai tấm đá được đặt với tác dụng để cho những người có chức sắc trong làng ngồi chuẩn bị dâng lễ vật tế cúng. Qua ngưỡng cửa vào nhà hậu cung người ta bố trí hai con hạc lớn đứng chầu hai bên. Từ nhà tiền đình vào hậu cung qua cửa phía đông có cửa vách ra sân đình. Ngoài ra ở phía đông hậu cung có ngôi đình chung rộng 5 gian kết cầu kẻ chuyền, giá chiêng, chồng rường, lợp ngói mũi hài, ngôi nhà này có tác dụng sắp sửa đồ lễ mỗi khi tế cúng. Phía sau đình có thêm một cái ao nhỏ.

Nét đặc biệt ở ngôi nhà hậu cung là kỹ thuật chạm khắc, các bức ván mê được chạm trổ độc đáo mang đề tài mỹ thuật theo phong cách dân gian, các nét chạm trổ thanh thoát, hình chạm chắc khỏe thể hiện ở thân rồng, vẩy rồng, đuôi rồng, móng bám chắc chắn và các con vật như sóc, chim cá….Bên cạnh đó, nghệ thuật trang trí cũng rất đặc biệt thể hiện qua các đề tài trang trí khác nhau nhưng phù hợp với ý thức dân gian như chạm rồng, phượng, lân cá chép, hình hoa sen, lá sen úp ngược…Tất cả những nét chạm khắc này được đặt trong bố cục nghệ thuật hợp lý thể hiện cuộc sống của nhân dân lao động trong xã hội thời bấy giờ.

Cũng như bao ngôi đình khác, đình Tây Giai còn là ngôi nhà chung, là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân nơi đây, đặc biệt là nơi tế lễ thờ cúng các vị thần đã có công giúp nước hộ dân. Căn cứ vào hệ thống bài vị hiện còn lưu giữ tại di tích thì đình Tây Giai thờ 3 vị thần: vị thần đặt ở chính giữa là Bản Thổ Thành Hoàng, vị thần bên phải là Lê – Mộ Dược Tướng Quân và vị thần bên trái là Thủy Tướng Quân tôn thần và Bản thổ tôn thần. Theo tục lệ hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, ngày chính tế cầu phúc của làng, các cụ bô lão lại tụ tập đến đình dâng hương, tế lễ. Trong khi tế, làng có đội tế nữ quan bao gồm 12 cô gái đồng chinh ăn mặc áo mũ chỉnh tề, đứng cùng với tế quan hành lễ.

Cho đến nay, trải qua thăng trầm của lịch sử, kiến trúc đình Tây Giai không còn nguyên vẹn, nhà tiền đình, trung đình đã không còn, hệ thống đồ thờ, hệ thống văn tự sắc phong, thần tích đã bị thất lạc, chỉ còn lại ngôi nhà hậu cung hình chuôi vồ nét dọc chữ đinh, bao gồm 3 gian 4 vì với mảng kiến trúc gỗ thế kỷ XVIII và sân ở phía trước được lát gạch bát cũ với chiều rộng 15m, chiều dài 19m.

Có thể nói, đình Tây Giai là một trong những đình làng cổ hiếm hoi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo. Qua di tích, chúng ta biết thêm một địa danh mà xưa kia là một khu phố cổ sầm uất, nằm ở phía Tây kinh đô nước Đại Ngu. Đến với mảnh đất “địa linh nhân kiệt” - Thanh Hóa và ghé thăm Di sản Văn hóa Thế giới - Thành Nhà Hồ, bên cạnh việc tham quan và tìm hiểu những giá trị văn hóa và lịch sử nổi bật của một tòa thành đá “vô tiền khoáng hậu”, quý khách còn cơ hội về thăm làng Tây Giai, thăm ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng - ngôi nhà được tổ chức JICA (Nhật Bản) đánh giá là một trong những ngôi nhà cổ truyền thống đẹp nhất của Việt Nam và đồng thời ghé thăm đình Tây Giai- ngôi đình chứa đựng những giá trị văn hóa, kiến trúc và tâm linh đặc sắc./

Quách Thị Lan – Cô gái Xứ Thanh giành HCB lịch sử cho điền kinh VN tại ASIAD


Quách Thị Lan sinh năm 1996 tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Cô gái người dân tộc Mường được giới chuyên môn đặc biệt chú ý, khi phá kỷ lục quốc gia tồn tại suốt 10 năm qua ở nội dung 400m vượt rào tại giải điền kinh Vô địch Quốc Gia 2012. Thành tích này của Lan vượt qua tấm HCV SEA Games 26 và tiệm cận mức huy chương của châu Á.

Sở hữu chiều cao lý tưởng 1 m 74, nặng 53 kg, cùng với những bước chạy mạnh mẽ trên đường đua, cô đang trở thành tâm điểm của giới điền kinh Việt Nam 

Ở đường đua 400 m nữ (vòng loại) tại ASIAD năm nay, Quách Thị Lan đã hoàn tất vòng loại rất xuất sắc. Cô không phải là người bứt lên đầu tiên nhưng ở 200 m cuối, Lan đã vượt lên những đối thủ rất mạnh đến từ Kazackhstan, Nhật Bản để về đích thứ 2 với thành tích 52 giây 27, giành quyền vào chung kết.

Ở nội dung chung kết 400m nữ, Quách Thị Lan đã gây bất ngờ lớn cho các đối thủ, khi về đích ở vị trí thứ 2 với thành tích tích 52 giây 06.

Khi được hỏi về thành tích này Quách Thị Lan chia sẻ: "Đây là thành tích tốt nhất của em từ trước tới nay. Em cũng bất ngờ khi giành HCB bởi ASIAD năm nay không đặt mục tiêu cụ thể"

Tấm HCB của Quách Thị Lan thực sự đáng khen ngợi bởi ở những nội dung chạy ngắn, châu Á có rất nhiều đối thủ mạnh. Phải đến năm 2010 Vũ Thị Hương mới mang về tấm HCĐ và HCB ở nội dung 100m, 200m. Và Asiad này, Quách Thị Lan thậm chí còn làm tốt hơn thế với tấm HCB ở nội dung đầu tiên cô tham dự.

T.H

Phi Cầu Sài Tiến Vua xứ Thanh

Phi có ở nhiều nơi, nhưng chỉ có Phi cầu Sài – sản vật quý của khúc sông Trà, ranh giới giữa hai huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa xứ Thanh mới được xem là “sơn hào hải vị’’ để dâng vua, vì thế nó còn có tên Phi tiến vua...


Đất Hạc Thành xưa (tên gọi cũ của Thành phố Thanh Hóa) còn để nhớ cho nhiều du khách rành ẩm thực bởi món canh phi Cầu Sài, được con gái làng Phượng Đình - một làng cổ bên dòng sông Ngu Giang nổi tiếng xinh đẹp, nức tiếng nấu ăn ngon thường nấu và rao bán khắp tỉnh thành.

Phi có thân hình tựa con Trai nước ngọt nhưng vỏ mỏng hơn, ruột  trắng có những tua dài trông thật vui mắt. Để có bữa ẩm thực Phi cầu Sài phải tốn công ra trò. Muốn bắt Phi người ta phải xăm dò rồi mới lặn xuống đáy sông bắt Phi lên, người lành nghề bắt Phi là người không làm vỡ lớp vỏ bọc ngoài của nó, có vậy khi nấu mới tươi ngon và đẹp mắt.

Tùy theo sở thích, có thể chế biến Phi cầu Sài thành các món xào, rán, nấu canh hay cháo. Món Phi rán dễ làm, béo thơm đến nhức mũi, ăn ghém với các loại rau thơm chấm nước mắm gừng, tiêu, tỏi, ớt ăn một lại muốn ăn mười; Cháo Phi bổ dưỡng và lành,  nhất là đối với người già và trẻ em và công hiệu với người mắc bệnh ra mồ hôi trộm; Canh phi ngon nhất là nấu với rau ngót, thân Phi tao hành mỡ vừa chín tới, lấy phần nước từ thân Phi đun sôi, rửa sạch rau vò mềm cho vào, sau cùng mới đổ ruột Phi, bạn sẽ được món canh bổ dưỡng, ngọt lạ từ đầu môi, chót lưỡi đến tận cổ họng.

Miếng ngon nhớ lâu, ai từng một lần được thưởng thức Phi cầu Sài do chính người ven sông Trà chế biến thì sẽ nhớ đến hết đời. Phi cầu Sài xứng danh là tinh hoa ẩm thực của đất trời và con người xứ Thanh.

Thanh Hóa: Án mạng kinh hoàng tại quán Karaoke

Một sinh viên trường ĐH Hồng Đức, đi hát cùng nhóm bạn, khi đang chuẩn bị ra về thì bất ngờ bị một đối tượng cầm dao nhọn đâm nhiều nhát từ phía sau khiến nữ sinh viên tử vong ngay tại chỗ.

Nhiều người dân hiếu kỳ tập trung trước quán karaoke

Vào khoảng 16h, chiều ngày  22/9, tại quán karaoke Hải Quỳnh, số 45, đường Phạm Ngũ Lão, phường Đông Sơn, Tp Thanh Hóa (gần cơ sở 2 trường ĐH Hồng Đức) đã xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng.  Nạn nhân tên N (trú tại Dốc Ga, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa). N hiện đang là sinh viên Khoa mầm non - Trường ĐH Hồng Đức..

Theo thông tin ban đầu được biết, N cùng một số người bạn đến quán Hải Quỳnh hát karaoke. Trong khi hát, N và một số người bạn đã xảy ra mâu thuẫn cãi vã.

Khi N ra lấy xe đạp của mình để về, thì bất ngờ bị hung thủ là Nguyễn Hữu Hảo (23 tuổi, trú tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn - Thanh Hóa) trong nhóm đi hát cùng rút dao (loại dao chọc tiết lợn) đâm nhiều nhát từ phía sau lưng khiến N gục ngay tại chỗ. Sau khi gây án xong đối tượng Hảo đã bỏ trốn ngay khỏi hiện trường.

Hiện trường vụ án mạng nghiêm trọng

Được người dân đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng N đã tử vong. Được biết N là một cô gái xinh xắn và có nhiều người theo đuổi.

Sau hơn 3 giờ truy bắt, lực lượng Cảnh sát điều tra Công an TP.Thanh Hóa đã bắt được Hảo khi y đang lẩn trốn tại địa bàn huyện Đông Sơn. 

Nguyên nhân của vụ việc bước đầu được cơ quan điều tra xác định là do mâu thuẫn tình ái.

Khám phá khu mộ cổ kỳ bí xứ Thanh

Những khu mộ đá cổ nằm tọa lạc dưới tán rừng ở vùng đất sơn cùng thủy tận, thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã và đang chứa đựng nhiều bí ẩn, ngay cả người dân bản địa vẫn không thể lý giải được.

Vào vùng đất hổ vồ người ám ảnh dân bản

Để mục sở thị những khu mộ cổ nơi sơn cùng thủy tận xứ Thanh, chúng tôi đã phải hành trình suốt một quãng đường gần 160km từ TP. Thanh Hóa ngược lên miền rừng huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Từ thị trấn Hồi Xuân của huyện Quan Hóa, chúng tôi lại tiếp tục cho xe lăn bánh hơn 50km trên con đường đất đỏ quanh co, chạy uốn lượn quanh rừng núi trùng điệp nơi thượng nguồn sông Mã hung dữ, rồi vắt qua một phần đất thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình) mới đến được bản Phai, xã Trung Thành, nơi có những khu mộ cổ kỳ bí nằm ẩn mình trong những cánh rừng.

Trung Thành (huyện Quan Hóa) là địa bàn vùng biên, nằm ở cực Tây xứ Thanh. Tìm hiểu về vùng đất này, một số người cao niên bản địa cho biết: "Trung Thành là nơi có đại đa số người dân tộc Thái sinh sống. Xưa kia, nơi đây có rất nhiều loài thú dữ, đặc biệt là hổ. Từ thời Pháp thuộc trở về trước, người dân chẳng ai dám đi vào rừng một mình, vì sợ hổ vồ.

Nếu muốn vào rừng làm nương, làm rẫy, người dân phải đi thành nhóm hàng chục người, chuẩn bị đầy đủ dao, gậy để ứng phó khi có hổ dữ xuất hiện. Đêm đến, trâu bò cũng phải nhốt cẩn thận dưới gầm nhà sàn, chứ không cột ở ngoài được. Nhà nào cũng phải làm hàng rào vây quanh vườn bằng cây nứa, cây luồng vót nhọn, để phòng tránh hổ và các thú dữ khác tìm đến trong giấc ngủ".

Ngồi tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà sàn, dưới bếp lửa bập bùng  đã xua tan cái giá lạnh nơi rừng núi, ông Phạm Bá Ngọc, Trưởng bản Phai kể lại: "Tôi còn nhớ, vào một buổi trưa, cô tôi đang ngồi chải tóc ở cầu thang trước cửa nhà sàn, bỗng nhiên từ đâu có một con hổ to xông tới, vồ lấy cô tôi tha vào rừng nhanh như chớp. Người nhà liền hô hoán dân bản vác dao, gậy đuổi theo hổ để cứu cô tôi.

Tuy nhiên, khi dân bản vào sâu trong rừng theo hướng dấu chân hổ khoảng 2km, thì chỉ tìm thấy một phần thi thể của cô tôi nữa thôi. Dân bản cùng gia đình đành ngậm ngùi đem phần thi thể còn lại của cô tôi về thôn bản chôn cất và cắt cử người thay nhau canh giữ cẩn thận, tránh việc hổ đánh mùi đến bới mộ. Chỉ tính riêng trong họ hàng tôi đã có đến 3 người bị hổ vồ".

Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về những khu mộ cổ kỳ bí ở nơi đây, ông Ngọc đã "mách nước" rằng: "Các anh (PV) muốn tìm hiểu về vùng đất và những khu mộ đó, thì chỉ có cách tìm gặp già làng Phạm Bá Ngoằng. Chỉ có già Ngoằng mới dám vào những khu mộ đó thôi, còn dân bản không ai dám vào đâu, vì khi nhắc đến mồ mả là người dân sợ mạo phạm đến chốn linh thiêng".

Sau một đêm nghỉ lại ở bản Phai, theo lời giới thiệu của ông Ngọc, chúng tôi đã tìm gặp già Ngoằng từ sáng sớm. Gặp chúng tôi, già Ngoằng tự hào: "Nơi đây tuy rừng núi hiểm trở, nhưng lại là vùng đất thiêng, có nhiều điều kỳ bí. Theo người trước truyền lại, thì đây chính là vùng đất mạch rồng, nên đời sống bà con ngày càng hưng vượng. Từ hòn đá thủy thần bốn chân, đến tảng đá Han dưới dòng suối Quýt linh thiêng và những khu mộ cổ trong rừng đều được dân bản chúng tôi tôn thờ".

Già Ngoằng bên phiến đá của một ngôi mộ cổ tại khu rừng của gia đình anh Hà Minh Tâm, bản Phai, xã Trung Thành (Quan Hoá).

Theo chân già làng vào khu mộ cổ

Biết chúng tôi muốn vào khu mộ cổ, già Ngoằng khẳng định: "Những ngôi mộ cổ nằm bên dòng suối Tàu ở bản Phai chính là nơi linh thiêng nhất. Ngay cả ban ngày, nhiều người dân vẫn không dám vào khu vực này một mình đâu. Nếu các chú (PV) muốn vào thì tôi dẫn đi". Nói xong, già Ngoằng vào nhà khoác vội chiếc áo ngoài, rồi dẫn chúng tôi vào khu mộ.

Trên đường độc bộ vào khu mộ, chúng tôi hỏi già Ngoằng: "Tại sao khi hỏi đường vào những khu mộ này, người dân nơi đây lại tỏ ra nghi hoặc, không chỉ đường?". Chúng tôi vừa dứt lời, già Ngoằng cười đáp lại: "Vì dân bản xem những khu mộ này là nơi linh thiêng, sợ người lạ vào làm điều xấu hoặc đào phá, nên họ mới không muốn chỉ đường. Trong thực tế, trước đây, có một số người lạ vào khu mộ, rồi không biết do hiếu kỳ hay muốn tìm cổ vật, của nả gì, nên đã đào phá một vài ngôi mộ rồi. Có trường hợp khi người lạ đang đào mộ thì bị người dân bắt gặp, nên vội vàng chạy trốn".

Sau một quãng thời gian theo già Ngoằng đi bộ lòng vòng dưới tán cây rừng, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân đến được khu mộ. Đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng: Hơn chục ngôi mộ với hình dạng khác hoàn toàn so với những ngôi mộ của người Kinh, nằm ẩn mình dưới tán cây rừng rậm rạp, thâm u.

Qua quan sát, chúng tôi thấy, có một ngôi mộ ở đây dài khoảng 7m,  còn các ngôi mộ khác có chiều dài khoảng 5 -6m. Ở phần đầu và phần cuối các mộ đều được chôn các phiến đá lớn theo hướng dựng đứng. Phiến đá phần đầu lớn hơn phiến đá cuối mộ. Nhiều phiến đá to cỡ chiếc chiếu, cao từ 2 đến 4m, rộng hơn 1m, dày khoảng từ 10 đến 20cm. Tất cả những phiến đã chôn ở phần đầu và phần cuối mộ dường như đã được ghè đẽo.

Theo lời già Ngoằng, trong tất cả những ngôi mộ ở đây, chỉ có một ngôi mộ có ghi chữ, giống chữ Hán ngay trên phiến đá chôn ở phần đầu mộ, nhưng hiện phiến đá này đã bị gãy mất, không còn nữa. Hiện nay, tại bản Phai (xã Trung Thành) có tới hai khu mộ thế này. Đây là khu mộ nằm trong rừng của gia đình anh Hà Minh Tâm. Khu mộ còn lại nằm cạnh dòng suối Tàu, trong rừng sâu, cách khu dân cư khoảng 4 - 5 ngọn đồi, giữa bốn bề cây rừng rậm rạp.

Nói đến nguồn gốc dân tộc Thái đang sinh sống nơi đây, già Ngoằng khẳng định: "Người dân tộc Thái chúng tôi đến vùng đất này lập nghiệp từ thế kỷ XVII. Khi đến đây, đã thấy có những ngôi mộ này rồi. Trước đây, có một ngôi mộ lớn đã được đào thử. Khi đào xuống sâu khoảng 1m, người ta thấy có lớp than đen. Do sợ vấn đề tâm linh, người dân đã lấp lại. Qua bao biến thiên của thời gian, nhiều phiến đá đã bị đổ nghiêng hay trâu bò làm gãy, nên chỉ còn phần chân. Người Thái hiện nay vẫn chôn cất người thân trong các khu rừng. Sau khi chôn cất, người thân sẽ đặt những viên đá nhỏ xung quanh mộ, để đánh dấu và tránh bị loài thú lớn như trâu, bò xâm hại, chứ bây giờ không còn chuyện hổ về bản làng quậy phá nữa đâu".

Khi nhắc đến những khu mộ cổ này, không chỉ có ông Ngoằng, mà dường những tất cả cư dân bản Phai đều không lý giải được nguồn gốc và những điều bí ẩn xung quanh nó. Nhiều cụ cao niên trong bản Phai khẳng định: Ở vùng đất này không có loại đá giống như những phiến đá được chôn dựng đứng trên những ngôi mộ đó.

Những vấn đề liên quan đến khu mộ này vẫn còn là một điều bí ẩn, mà ngay cả người dân bản địa ở đây vẫn không thể lý giải được, chẳng hạn: Đây là mộ của tộc người nào, có từ bao giờ? Những phiến đá này được vận chuyển từ đâu về? Trong địa hình rừng núi hiểm trở, làm cách nào để vận chuyển được những tảng đá nặng hàng tấn như vậy? Những tảng đá này được ghè đẽo cách nào để thành tấm lớn như thế?...

Người dân địa phương cho biết, ngoài hai khu mộ tại bản Phai, trên địa bàn xã Trung Thành còn có một khu mộ tương tự tại bản Trung Lập và một khu tại bản Trung Thắng. Ngoài ra, ở xã Thành Sơn cũng có một khu mộ như thế tại bản Bai. Được biết, vào năm 2000, các nhà khoa học cũng phát hiện một khu mộ đá tại bản Co Me thuộc xã Trung Sơn.

Trao đổi với báo giới về những khu mộ kỳ bí này, TS Phạm Văn Tuấn, Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa cho hay:  "Trước đây, chúng tôi chỉ biết những ngôi mộ ở bản Co Me, xã Trung Sơn, còn những khu mộ ở xã Trung Thành thì chưa từng nghe tới. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, nếu có thật, sẽ phối kết hợp với các nhà nghiên cứu về mộ cổ để tìm hiểu".


Nguồn: Người đưa tin

Thanh Hóa: Hơn 44,5 tỷ đồng hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phê duyệt dự toán kinh phí hơn 44,5 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước năm 2014 để hỗ trợ cho 2.363 giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế.

Theo đó, thời gian thực hiện hỗ trợ đợt 1 bắt đầu từ ngày 1/9 cho 2.363 giáo viên. Mức hỗ trợ cho một giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế được tính hệ số lương bậc 1 theo trình độ đào tạo được quy định, được hưởng chế độ phụ cấp lương (nếu có) và được hỗ trợ đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định.

Hơn 2.300 giáo viên mầm non ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Nhà nước.

Trong số hơn 2.300 giáo viên hợp đồng ngoài biên chế có 630 giáo viên có trình độ Đại học, 312 người có trình độ Cao đẳng và 1.421 người có trình độ Trung cấp. Tổng kinh phí hỗ trợ đợt này là 44.509.574.000đ.

Đối tượng được hỗ trợ là giáo viên gồm cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước, đang làm việc theo chế độ hợp đồng ngoài biên chế tại các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và trong nhu cầu biên chế năm 2014, tính theo định mức quy định. 

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện ký lại hợp đồng và chi hỗ trợ cho giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế theo danh sách và mức hỗ trợ được quy định. 

Đồng thời, khẩn trương rà soát số lượng giáo viên hợp đồng ngoài biên chế còn thiếu so với nhu cầu tính theo định mức quy định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét hỗ trợ đợt 2 năm 2014. 

Khu rừng ma bí ẩn ở Thanh Hóa

Có hàng nghìn phiến đá cổ nằm lẫn giữa cỏ dại và dây leo chằng chịt trên sườn đồi Pọm Páng (Quan Sơn - Thanh Hóa), ẩn chứa nhiều câu chuyện rợn người.

Đồng bào Thái ở bản Co Me (Cây Me) thuộc xã Trung Sơn, huyện vùng cao biên giới Quan Hóa, Thanh Hóa gọi đồi Pọm Páng là quả đồi ma. Cánh rừng bí ẩn nằm lọt thỏm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, cách thành phố Thanh Hóa chừng hơn 200 km. Đi theo quốc lộ 6, tới ngã ba Tòng Đậu, trườn sang đường 15A, theo tả ngạn sông Mã là đến khu rừng này. Để đến được “vùng đất thiêng” của người Thái, du khách phải mất một gần ngày trời băng qua vô vàn đèo dốc, những khúc cua tay áo. Phương tiện duy nhất di chuyển vào bản Co Me là xe máy.

Các cụ già trong bản Co Me kể lại, xưa kia trong rừng, những khúc xương người nằm vương vãi, lăn lóc giữa gai góc và cỏ dại. Nhiều cụ già trong làng tin rằng, đó là xương cốt của những kẻ liều mạng dám cả gan bước qua lời nguyền truyền kiếp để vào rừng tìm vàng bạc châu báu mà người xưa để lại. Có người bảo, đó là xương người do lũ hổ ăn thịt bỏ lại... Không ai dám bén mảng tới đây, trừ bọn trộm mộ vãng lai băng rừng từ hướng Mường Lát, Lai Châu, Hòa Bình qua.

Vì coi khu rừng ma là “lãnh địa của thần linh” nên hễ thấy có kẻ là mặt xuất hiện, mọi ánh mắt dân bản Co Me đều ném về phía vị khách không mời như dò xét, cảnh giác. Những ánh mắt sắc lẹm đó cho thấy cảm giác về một thế giới khép kín, kỳ bí, không nhiều giao thương với thế giới bên ngoài.

Do  thời gian, nhiều ngôi mộ đã bị san ngang bằng mặt đất, chỉ còn viên đá trấn yểm nằm xiêu vẹo.

Phạm Bá Thược, Trưởng bản Co Me, cho biết ở đây có một khu rừng mộ đá kỳ lạ mà lâu nay, theo đồn đại của người dân địa phương, đó là khu mộ của những người xa xưa “may mắn” chỉ bị hổ tát tai. Người Thái địa phương từng tin rằng, khi “chúa sơn lâm” vồ người, nếu tay của nó chạm vào tai thì con hổ sẽ bỏ xác lại mà không thèm ăn thịt.

Sau đó, người ta thường chôn kẻ xấu số trong rừng sâu, bên trên phải đặt những phiến đá lớn kè chặt để tránh bị loài thú khác đào bới. Nếu chẳng may bị thú dữ moi thấy xác, hồn phách người đó sẽ không thể siêu thoát mà cứ lởn vởn quanh làng, ám hại người dân.

Già làng Phạm Bá Tình là người đầu tiên dám đặt chân sang “vùng đất chết” và cũng là người hiểu rõ cấu trúc của khu mộ đá. Dù đã ngoài tuổi thất thập, dáng gầy gò, da đen cháy nhưng bước đi thoăn thoắt, cụ Tình phăm phăm tiến về phía trước. Từng đôi lần “mò” vào rừng ma nên cụ Tình nhớ khá rõ vị trí những ngôi mộ đá.

Nằm sâu giữa cánh rừng, phía dưới những tán cây cổ thụ, một quần thể hàng trăm ngôi mộ nằm xen giữa cây rừng rậm rạp. Nhiều ngôi mộ cổ ở đây dài tới 5-7 mét. Một số khác ngắn hơn cũng độ 3-4 mét. Xung quanh các ngôi mộ đều được chôn theo nhiều phiến đá lớn theo hướng dựng đứng. Phiến đá phần đầu thường lớn hơn so với những phiến còn lại. Trên sườn đồi Pọm Páng là chi chít các ngôi mộ cổ, không thể đếm xuể có bao nhiêu ngôi mộ cổ trong khu rừng. Cứ cách vài mét lại nhìn thấy những phiến đá tương tự, chôn vòng theo hình ô van, hoặc chữ nhật, hay hình elip. Nhiều phiến đá lớn đã bị xô nghiêng, không rõ do tác động của bàn tay con người, hay tự nhiên...

Giữa trung tâm cánh rừng là một ngôi mộ được cho là mộ tổ của người Thái cổ ở Co Me. Phía trên ngôi mộ này có một phiến đá to cỡ chiếc chiếu một, cao đến quá đầu người, rộng hơn 1m, dày khoảng từ 10 đến 20 cm, bề mặt đã bị phong hóa nặng tạo nên lớp mùn mỏng, không còn nhìn rõ những nét chữ Nho khắc trên đó.

Có điều đặc biệt, trong vùng không hề có loại đá dùng để táng quanh khu mộ này.

Chủ nhân của ngôi mộ đá lớn nhất trong nghĩa địa Co Me, ông Phạm Bá Tình khẳng định đó là mộ của ông Tiều, ông Tổ của vùng đất này. Theo lời kể của những người cao niên, bản Chiềng được lập do công một vị thủ lĩnh người Thái. Vì không ai biết rõ tên, họ của ông nên dân gian quen gọi một cách kính ngưỡng là ông Tiều (ông Cả, ông Trưởng).

Mấy trăm năm trước, ông Tiều dẫn một đoàn thuyền lớn chất đầy gạo, muối, cung nỏ, đạn dược ngược dòng sông Luồng đến khúc sông này. Thấy thế đất đẹp, ông bèn dừng thuyền lập bản, đặt tên là bản Chiềng (bản Trung tâm). Gần đây, khi dân bản Chiềng đã đông đúc, người ta lại qua sông lập thêm bản Co Me. Người bản Chiềng, bản Co Me bây giờ là hậu duệ nhiều đời của ông Tiều.

Điều đặc biệt là theo ông Tình, trong vùng không hề có loại đá dùng để táng quanh khu mộ này. Và cho đến tận bây giờ, người dân địa phương vẫn chưa thể lý giải được, khu mộ có từ bao giờ, đá này được vận chuyển từ đâu tới? Làm cách nào mà người xưa với những phương tiện thô sơ có thể ghè đẽo được những tấm đá lớn nặng hàng tấn như vậy?...

Theo bà Trịnh Thị Lan, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, tác giả dự án khảo sát nghiên cứu văn hóa cổ truyền xứ Thanh, việc dựng những phiến đá lớn xung quanh khu mộ Co Me là hình thức mai táng theo quan niệm của những cư dân Việt, Mường cổ.

Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn, Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa cho biết, sau khi nghe thông tin về khu mộ đá bí ẩn ở bản Co Me, ngành chức năng đã có văn bản yêu cầu chính quyền địa phương kiểm tra thực trạng khu ngôi mộ này để có biện pháp bảo tồn phù hợp. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mời các nhà nghiên cứu mộ cổ ở Viện khảo cổ học Viện Nam về kiểm tra, đánh giá để giải mã những bí ẩn về khu mộ đá cổ này”, ông Tuấn nói.

TAND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa): Đòi ăn hối lộ giữa công đường

Giữa thanh thiên bạch nhật, chánh án, thẩm phán và thư ký Toà án Nhân dân huyện Triệu Sơn (Thanh Hoá) đã “hùa nhau làm tiền” bị can. Toàn bộ cảnh “làm tiền” như trong phim này đã được ghi âm lại đầy đủ. Một số cán bộ Viện Kiểm sát huyện này cũng hùa theo, vi phạm nghiêm trọng quy định của ngành và pháp luật.


Vụ “làm tiền” của một số cán bộ toà án huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá đã diễn ra như trong phim “Chạy án”. Theo đó, chánh án, thẩm phán và thư ký toà hùa nhau yêu cầu đương sự phải đưa tiền mới xử nhẹ.

“Làm tiền” như trong phim

Tháng 7.2014, Cơ quan CSĐT Công an huyện Triệu Sơn có kết luận điều tra ông Nguyễn Bá Quý - nguyên Chủ tịch UBND xã Tiến Nông - phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Ông Quý cho rằng ông bị kết tội oan vì các đội tượng đã bày mưu tính kế đưa ông vào bẫy, nên đã thuê luật sư Lê Quốc Hiền - Trưởng đoàn luật sư Lê Quốc Hiền (Thanh Hoá) bào chữa. Theo kế hoạch, đầu tháng 9.2014 sẽ đem vụ án ra xét xử. Trước khi xét xử, ông Quý nhờ bà Nguyễn Thị Niên - kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân (VKS) huyện Triệu Sơn - là người họ hàng giúp đỡ để… chạy án.

Một cảnh “làm tiền” trắng trợn như trong phim đã diễn ra tại TAND huyện Triệu Sơn. Chánh án Lê Ngọc Hiệp trắng trợn đặt vấn đề phải đưa tiền mới giúp. Khi ông Quý đặt vấn đề đưa tiền nhờ ông Hiệp giúp, ông Hiệp hỏi: “Đây được mấy triệu?”, ông Quý cho biết có 10 triệu. Ông Hiệp không nhận mà bảo cầm sang phòng Thẩm phán Lê Thị Thu: “Cứ cầm sang chỗ con Thu đi, tao sẽ điện cho nó, tao điện luôn này, con Thu ở phòng số 2”. Khi ông Quý hỏi 10 triệu đã được chưa hay phải thêm, Chánh án Lê Ngọc Hiệp nói: “Một nấy chưa đủ đi tỉnh”. Lúc này ông Quý nói ở đây ông có 15 triệu, ông Hiệp bảo cứ mang sang cho Thẩm phán Lê Thị Thu 10 triệu rồi sang đây.

Tại phòng làm việc của Thẩm phán Lê Thị Thu, bà Thu nói với ông Quý: “Vì anh là người nhà của cô Niên, là người trong ngành, trong cơ quan nên bọn em mới giúp, vì tình cảm bọn em mới làm, còn là dân thì... bọn em sẽ làm theo quy định của pháp luật”. Bà Thu cũng bảo bà Niên “nói với VKS đồng ý thì bên đây mới dám làm”. Ông Quý đưa 10 triệu cho bà Thu, bà không nhận mà hướng dẫn ông Quý gặp ông Lê Sỹ Thuần - thư ký toà án. “Việc giao nhận này anh Thuần làm” - bà Thu nói.

Một cuộc ngã giá đã diễn ra trong phòng thư ký TAND huyện Triệu Sơn. Ngay từ đầu, ông Thuần lớn tiếng “Cái tiền thuê luật sư sao không để lên đây mà phải đi chỗ mô cho khổ ra”. Khi ông Quý đưa tiền, ông Thuần hỏi “tổng đưa sang toà nhiều không?”, ông Quý nói hôm nay mới có 10 triệu đồng, ông Thuần xẵng: “Anh cứ cầm 10 triệu xuống dưới tỉnh lo việc đi, còn anh là người nhà chị Niên thì anh em trên đây được đồng mô quý đồng đó. Anh là khoản 2 trong tội cưỡng đoạt thì ai mà lo được. Chỉ cần ai đó ở dưới tỉnh điện về thì sẽ lo được”.

Sau khi nhận 10 triệu đồng, ông Thuần hỏi ông Quý: “Tất cả bên đây chỉ có nấy đây hay đưa nữa?”, ông Quý cho biết sẽ đưa thêm, ông Thuần kết luận: “Anh vứt xuống tỉnh 20 cái, lo đây 10 cái, tổng bên đây 30 cái, được lòng trước khỏi mất lòng sau, chính xác 100%. Còn nếu anh không tin tôi thì anh cứ đi hỏi nơi khác, nhưng khi anh quay lại phải nâng lên một ít nữa, tính tôi rất thật...”. Khi ông Quý xin xuống 20 triệu thì ông Thuần không đồng ý, nói: “Tội cưỡng đoạt khoản 2 đ... ai cứu được”.

Tai nạn nghề nghiệp?

Ngày 15.9, trao đổi với PV Lao Động tại phòng làm việc, Chánh án Lê Ngọc Hiệp xác nhận toàn bộ nội dung trong các file ghi âm trên là sự thật. Ông Hiệp cho rằng đó là “tai nạn nghề nghiệp và rất ân hận, đau khổ với việc đã xảy ra”. Ông Hiệp cũng cho biết, ông đã báo cáo vụ việc tới cấp ủy và TAND tỉnh Thanh Hóa, hiện sự việc đang chờ xác minh nên chưa có kết luận. Theo ông Hiệp, “cũng chỉ vì tình cảm, muốn giúp đỡ người nhà đồng nghiệp mà nên cơ sự này. Vậy là bao nhiêu năm cống hiến giờ tan biến hết. Tôi khổ tâm lắm!”.

Ông Hiệp cũng không ngờ cấp dưới của ông là thư ký Lê Sỹ Thuần “lại có cách hành xử vi phạm pháp luật đến thế, nó lại còn đòi thêm tiền người ta nữa chứ” - ông Hiệp nói. Cũng theo ông Hiệp, sau khi sự việc bị tố giác, ông Lê Sỹ Thuần đã mang số tiền 10 triệu đồng trên đưa cho bà Nguyễn Thị Niên, nhưng bà Niên không nhận. Ông Thuần cũng đã mang đến Công an huyện Triệu Sơn nộp lại số tiền, nhưng cơ quan này đã từ chối. Theo ông Nguyễn Bá Quý, nhiều lần ông Thuần mang số tiền trên đến gia đình ông xin trả lại, nhưng ông đều lánh mặt. “Ông Thuần còn nhắn tin mong tôi nhận lại số tiền, rút đơn tố cáo rồi hết bao nhiêu sẽ đưa thêm cho tôi” - ông Nguyễn Bá Quý nói với PV Lao Động. Ông Lê Ngọc Hiệp xác nhận: “Anh Thuần đã nhiều lần đề nghị gặp, trả lại số tiền cho ông Quý nhưng không được. Giờ số tiền 10 triệu đồng trên vẫn để nguyên trong bọc và anh Thuần đang giữ”.

Cùng ngày, ông Nguyễn Bá Quý cũng khẳng định với PV Lao Động, tất cả nội dung các file ghi âm trên là sự thật, ông hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung trên, chỉ mong công lý được thực thi đúng.

Luật sư Lê Quốc Hiền cho hay: “Hành vi của các công chức TAND huyện Triệu Sơn đã phạm tội tham nhũng, nhận hối lộ theo Điều 279, Bộ luật Hình sự”.

Việc xét xử vụ án ông Nguyễn Bá Quý phạm tội cưỡng đoạt tài sản đã bị tạm đình chỉ và chưa có lịch cho việc xét xử vụ án trên.

Theo: Lao Động

Đến với trò Xuân Phả trong lễ hội Lam Kinh

Đến với Lễ hội Lam Kinh, cũng là đến với trò Xuân Phả, điệu múa dân gian đặc sắc và độc đáo nhất Việt Nam.


Theo nhiều nhà nghiên cứu: Trò Xuân Phả là đỉnh cao của múa dân gian đất Việt. Xem múa Xuân Phả, người ta dễ cảm nhận được vẻ đẹp lung linh của một viên ngọc quý. Thậm chí, có người đã ví trò Xuân Phả với điệu Cheoyongmu (Múa mặt nạ) của Hàn Quốc, hay như một “lễ hội hóa trang” của phương Tây, nhưng lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu múa...

“Trò Xuân Phả là những điệu múa mang tính liên tục, như một vở diễn có 5 lớp tương đương với 5 trò diễn và đậm chất của người Việt cổ, nói về việc 5 quốc gia hay 5 phương đến chúc mừng vua Lê sau khi thắng giặc trở về. Trò Xuân Phả phản ánh một thời kỳ hưng thịnh của vương triều Lê Sơ sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, ca khúc khải hoàn. Vì vậy có thể khẳng định trò Xuân Phả chính là thông điệp về sự giao hảo của quốc gia độc lập tự chủ với các nước trong khu vực và vị thế của nước Đại Việt ta thời bấy giờ là rất lớn, khiến cho các nước láng giềng phải mang lễ vật sang tiến cống ("lân bang ngũ quốc đồ tiến cống")”, một nhà nghiên cứu chia sẻ.

Truyền thuyết kể lại rằng, vào thời vua Lê, khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng nhau đứng lên đánh giặc cứu nước. Khi quan quân đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả, thì gặp giông tố phải trú lại. Đêm hôm ấy, nhà vua được thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng về cách đánh giặc, nhà vua làm theo quả nhiên thắng trận.

Đất nước trở lại thanh bình, nhà vua mở hội mừng công, sắc phong cho Thành hoàng làng Xuân Phả là “Đại Hải Long vương Hoàng Lang tướng quân”, đồng thời ban cho dân làng 5 điệu múa cổ đặc sắc "Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống", gồm các trò: “Chiêm Thành”, “Ai Lao”, “Ngô Quốc”, “Hoa Lang” và “Lục hồn Nhung” (còn gọi là Tú Huần). Đây chính là 5 điệu múa của trò Xuân Phả sau này. Trong đó, trò “Tú Huần” mô phỏng hình dáng của một tộc người tới từ hải đảo xa xôi; trò “Ai Lao”, trò “Ngô” cũng mang sắc phục của các nước lân bang sang cống tiến vua Đại Việt, trò “Hoa Lang” (Hà Lan) diễn tả người Hoa Lang sang cống tiến vua Lê...

Trong trò Xuân Phả, hầu hết các nhân vật tham gia múa đều phải đeo mặt nạ và các trò diễn hầu như đều do nam giới đảm nhiệm. Mặt nạ mỗi trò lại mỗi khác nhau, ví như trò “Hoa Lang” người diễn phải đeo mặt nạ cũng bằng da bò, đội mũ da bò; trò “Tú Huần” có mặt nạ gỗ sơn các mầu hình bà, mặt nạ mẹ và mặt nạ các con, đội mũ làm từ các sợi tre, nứa; trò “Chiêm Thành” người múa lại ngậm mặt nạ bằng miệng chứ không đeo như các mặt nạ khác... Các nhân vật ăn mặc sặc sỡ, với màu chủ đạo là màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Nhạc cụ dùng trong các trò múa Xuân Phả là những chiếc trống, thanh la, mõ hoặc xênh tre... tạo thành những âm thanh hết sức vui nhộn, diễn khiến người xem có một cảm giác hết sức rộn ràng.

Theo cuốn “Khảo sát trò Xuân Phả” của tác giả Hoàn Anh Nhân, Phạm Minh Khang, Hoàng Hải (NXB Âm nhạc), trò Xuân Phả đã từng nhiều lần được triều đình nhà Nguyễn vời vào Huế để biểu diễn cho vua và các quan trong triều xem. Mỗi chuyến “lưu diễn” như vậy, có tới cả trăm người tham gia. Năm 1935, chính quyền Pháp cũng đã định đưa đoàn nghệ nhân biểu diễn trò Xuân Phả sang Paris trình diễn, nhưng năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp nổi lên, việc không thành. Tuy nhiên, đến cuối năm 1936, vua Bảo Đại lại mời diễn trò Xuân Phả tại Hội chợ Kinh đô Huế.

Ngày nay, trò Xuân Phả cũng được chọn làm đại diện cho văn hóa dân gian xứ Thanh ở các sự kiện lớn của đất nước, như sự kiện “Chào Thiên niên kỷ mới” (năm 2000), “Festival Huế”, “1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”...

Ngoài những nghệ nhân cao tuổi biết và hiểu sâu về trò Xuân Phả, ở đất Thọ Xuân hôm nay còn một "lớp trò" rất trẻ, yêu và đam mê các điệu múa, trò diễn Xuân Phả. Để rồi mỗi năm, cứ vào ngày 10/2 Âm lịch tại đình làng thờ Thành hoàng làng Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân) và Lễ hội Lam Kinh (22/8 Âm lịch), hội trò Xuân Phả lại long trọng diễn ra với sự tham gia ngày càng nhiều của du khách thập phương và những người đam mê, gắn bó với những điệu múa độc đáo này. Đây chính là những tín hiệu lạc quan, bảo đảm cho sự tồn tại đầy sinh động của một loại hình di sản văn hoá văn nghệ quý ở xứ Thanh mang tên “Trò Xuân Phả”.

Khai hội Lam Kinh năm 2014

Kỷ niệm 596 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 581 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi, sáng 14/9, tại khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã khai hội lễ hội Lam Kinh 2014.


Phần lễ chính là nghi thức cổ truyền rước kiệu Vua Lê Thái Tổ và kiệu Trung túc Vương Lê Lai từ đền thờ Lê Thái Tổ về sân Điện Lam Kinh sẽ diễn ra tại sân Rồng, vào sáng ngày 15/9 (tức 22/8 âm lịch).

 Ông Phạm Duy Phương, Phó Giám đốc Sở VH – TT - DL Thanh Hóa cho biết, lễ hội Lam Kinh năm nay có nhiều nét đổi mới nhằm tôn vinh công lao của đức Lê Thái Tổ, phát huy hào khí Lam Sơn trong thời đại mới.

Đồng thời, kết nối phát triển du lịch với các miền di sản, các vùng kinh đô, các vùng miền du lịch trong cả nước nhằm quảng bá di sản đất nước và con người xứ Thanh thông qua các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, truyền thống yêu nước, lễ hội tâm linh, văn hóa vật thể, phi vật thể như hò sông Mã, dân ca Đông Anh; làng nghề chiếu Nga Sơn, thổ cẩm của người Mường, người Thái; văn hóa ẩm thực như chè lam Phù Quảng, bánh gai Tứ trụ...

Phần chính của lễ hội sẽ diễn ra tại sân Rồng, vào sáng ngày 15-9 (tức ngày 22-8 âm lịch).

Đào Duy Từ - Danh nhân xứ Thanh

Đào Duy Từ  (1572-1636) là một nhà quân sự và văn hóa, danh thần thời chúa Nguyến Phúc Nguyên. Ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu. Quân sư Đào Duy Từ, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử quân sự Việt Nam, người gắn liền với Lũy Thầy nổi tiếng; người được coi là ông tổ của ngành nghệ thuật tuồng truyền thống.


Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, Đại Việt. Cha ông tên là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp mất khi ông lên 5 tuổi. Ông được mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi ăn học. Duy Từ tỏ ra là người thông minh sáng dạ, năm 14 tuổi ông vào học trường của Hương cống Nguyễn Đức Khoa. Nhưng Duy Từ không được thi Hương vì luật lệ của nhà Lê bấy giờ cấm con kép hát đi thi vì tục bấy giờ cho rằng xướng ca vô loài, mẹ Duy Từ phải nhờ một viên xã trưởng là Lưu Minh Phương khai đổi họ cho ông từ Đào Duy Từ thành Vũ Duy Từ theo họ mẹ. Viên xã trưởng nhân thế, ép mẹ Duy Từ phải cưới mình mới giúp, mẹ Duy Từ bàn lẩn đi bằng cách bảo khi nào Duy Từ thi đậu mới tiến hành cưới xin. Khoa thi Hương năm Quý Tị (1593), Duy Từ thi đậu Á Nguyên; viên xã trưởng Lưu Minh Phương bèn đòi cưới bà Kim Chi nhưng bà viện lý do Duy Từ mới thi đậu mà mẹ đã tái giá thì xấu hổ mà từ chối, rồi bảo rằng Minh Phương hãy cho con gái lớn về lấy Duy Từ thay thế. Giận dữ, Đỗ Minh Phương nộp đơn kiện bà Kim Chi làm lộ việc đổi họ của Duy Từ, viên quan huyện thụ đơn sau đi báo lại cho quan Hiến Sát.
Lúc bấy giờ, Duy Từ đang ở Hội văn trên Thăng Long dự thi. Khi quan thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang phân vân chấm Duy Từ vì một số bài bàn về cải cách chính trị có hơi trái ý chúa Trịnh Tùng thì bộ Lễ truyền lệnh xóa tên Vũ Duy Từ, đánh tuột Á Nguyên, lột mũ áo. Nghe tin này, bà Kim Chi cắt cổ tự vẫn. Duy Từ vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên đau buồn lâm bệnh nặng.

Theo lệnh của vua Lê Thế Tông và chú Trịnh Tùng Đoan quận cộng Nguyễn Hoàng về trấn Thuận Hóa bàn việc. Nghe trường hợp của Đào Duy Từ và đọc bài của ông biết đây là nhân tài có thể thu dụng cho việc ở Nam phương của mình nên âm thầm giúp đỡ tài chính chạy chữa cho Duy Từ rồi mời vào Nam giúp mình.

Đền thờ Đào Duy Từ tại xã Nguyên Bình - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hóa

Rồi mùa đông năm Ất Dậu (1627). Đào Duy Từ trốn được vào xứ Đường trong. Đầu tiên ông ở huyện Vũ xương hơn một tháng để nghe ngóng tình hình. Sau biết khám lý Hoài nhân là Trần Đức Hòa là người có mưu trí được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng, ông vào Hoài nhân, đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng châu. Phú ông thấy Đào Duy Từ học rộng tài cao, biết ông không phải là người thường, liền đem nói với Trần Đức Hòa. Trần Đức Hòa cho gọi Đào Duy Từ đến hỏi chuyện. Thấy mọi chuyện ông đều thông hiểu, liền giữ ông lại và gả con gái cho ông. Khi Trần Đức Hòa xem bài Ngọa long cương của Đào Duy Từ liền nói rằng: Đào Duy Từ là Ngọa long đời này chăng.

Một hôm, Trần đức Hòa đem bài Ngọa long cương cho Nguyễn Phúc Nguyên xem, và nói: Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm. Đọc bài Ngọa long cương, chúa Nguyễn biết Đào Duy Từ là người có chí lớn liền cho gọi Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt Nguyễn Phúc Nguyên. thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa nách đợi; Duy Từ dừng lại không vào. Thấy vậy, chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Phúc Nguyên mừng lắm, liền sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính.

Vết tích của Lũy Thầy tại Quảng Bình

Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: Đào Duy Từ thật là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay

Tháng 3 năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp lũy Trường dục từ núi Trường dục đến pha Hạc hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật lệ vào đánh xứ Đường trong. Năm Tân Mùi (1631), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một cái lũy nữa kiên cố hơn, dài 18 km bắt đầu từ núi Đâu mâu qua cửa biển Nhật lệ tiến lên phía đông bắc đến làng Đông hải. Nhờ có hai cái lũy trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài.

Ngoài giúp chúa Nguyễn đối phó chúa Trịnh. Duy Từ còn nhiều lần khuyên khéo được chúa Nguyễn việc chính sự, ngoài ra còn tiến cử con rể của mình là Nguyễn Hữu Tiến cho chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Tiến về sau cũng trở thành một công thần của chúa Nguyễn như cha vợ mình.

Tháng 9 năm Canh Ngọ (1630), theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố chánh, và chiếm được châu này.

Cổng chính vào đến thờ Đào Duy Từ ở Bình Định

Đào Duy Từ luôn coi trọng các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, đặc biệt thúc đẩy phát triển nghệ thuật tuồng vốn là truyền thống của Đàng Trong. 

Năm 1627, Đào Duy Từ là người đầu tiên đã mang về cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nghệ thuật tuồng (hát bội). Giới nghệ nhân tuồng và cổ nhạc đến nay vẫn thờ Đào Duy Từ làm tổ sư. Bình Định là nơi Đào Duy Từ dừng bước đầu tiên, cũng là nơi được coi là đất phát sinh của nghệ thuật tuồng. Dù có nhiều ý kiến khác biệt nhau về mốc thời gian Đào Duy Từ vào Nam, Nhưng họ Đào là người được ghi nhận đưa tuồng vào Nam đầu tiên. Ngành tuồng ở Huế vẫn có truyền thuyết nói đến việc Đào Duy Từ là người đầu tiên dạy tuồng ở miền Nam thế kỷ XVII . Sách “Những Đại lễ và vũ khúc vua chúa Việt Nam” viết: “Từ đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 -1635), Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ (1575 -1634); lập ra Hòa Thanh Thự luyện tập một ban vũ và nhạc để múa hát vào những ngày khánh lễ”. Các nghệ sĩ Tuồng vẫn coi vở tuồng “Sơn Hậu” như một tác phẩm kinh điểm do Đào Duy Từ biên soạn cho ngành nghệ thuật Tuồng cổ Việt Nam. 

Đào Duy Từ đã mở đầu cho một trào lưu sáng tác thơ Quốc âm ở Đàng Trong, làm phong phú thêm cho văn học dân tộc với các bài “Tư dung vãn”, “Ngọa Long Cương ngâm”. Ngoài ra ông còn là tác giả của rất nhiều các vũ khúc biểu diễn cho các bậc vua chúa đương thời thưởng thức như: Vũ khúc Tam tinh chúc thọ, Vũ khúc Múa quạt, Vũ khúc Tứ linh, Vũ khúc Nữ tướng xuất quân, Vũ khúc Tam quốc - Tây du, Vũ khúc Đấu chiến thắng Phật. 

Tháng mười năm Giáp Tuất (1634), Đào Duy Từ lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 63 tuổi. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đích thân đến thăm viếng. Duy từ khóc rồi thưa: "Thần gặp được thánh minh, chưa báo đáp được mảy may, nay bệnh đến thế này còn biết nói chi nữa" rồi Đào Duy Từ qua đời, thọ 63 tuổi, phụ chính cho chúa Nguyễn được 8 năm. Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, cho táng tại Tùng Châu và phong làm "Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu"[8]. Đến năm thứ 5 đời vua Gia Long thì tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công. 

Cá Lăng - Đặc sản sông Mã

Sông Mã đoạn đi qua Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thuỷ dòng nước bị kẹp giữa hai triền đá grannit nên nước chảy xiết, lắm ghềnh, nhiều thác, là nỗi khiếp sợ với dân đi bè, nhưng đấy lại chính là nơi loài cá Lăng chọn làm chỗ để sinh sống. 


Cá Lăng là loài cá cực khoẻ, ẩn mình trong các ngách đá và thường bơi ngược dòng kiếm ăn và thi sức dẻo dai. Cá Lăng có thân mình hơi bè, thuôn dài về phía sau, phần đầu to bạnh hung dữ, có ba ngạnh sắc dài cỡ nửa đốt ngón tay đóng ở hai bên mép và trên sống lưng. Ngạnh sắc nhọn là vũ khí tự vệ mỗi khi bị tấn công và là một phần của bánh lái giúp cá Lăng vượt sóng dễ dàng. Bắt cá Lăng vội vã và vụng về dễ bị cá quẫy cạnh sắc đâm vào tay, đến nước ấy chỉ tổ mà cắn răng chảy nước mắt vì đau buốt. Cá Lăng là loài cá da trơn, mình có màu vàng sáng đẹp. Cá Lăng có ria mép dài hai ba sợi ở mỗi bên, đuôi rất khoẻ có khả năng bật ngược lên nô dỡn cùng sóng dữ. Cá Lăng thường ăn mồi sống, tôm tép, cá con và phù du, khi ẩn mình trong hang thường nhẩn nha ăn rêu bám trên vách đá. Đó cũng chính là lý do để thịt cá săn chắc thơm ngọt. Cá Lăng trở thành loại cá đặc sản quí hiếm có giá trị cao. Người đi câu, đi dánh lưới quăng nếu được cá Lăng thường dành để biếu cha mẹ hoặc đãi khách quí. Thịt cá Lăng ngon nên chế biến kiểu gì cũng ngon và độc đáo. 

Người vùng cao thường ăn xôi đồ nên cách chế biến cá Lăng của họ rất đơn giản mà ngon. Sự đơn giản nhiều khi lại đáng yêu là thế. Cá Lăng thái khoanh tròn độ một đốt ngón tay kẹp vào thanh tre tươi hoặc luồng tươi đem nướng từng kẹp trên than hoa cho thịt se lại. Thịt chín vừa tới, thơm lựng để nguội rồi tróc thịt thành từng miếng nhỏ trộn đều với nếp cái hoa vàng đã ngâm đủ độ, trộn muối vừa đủ cho vào nồi hông (chõ). Đem đồ chín. Kiểu nấu độc đáo làm chín thức ăn bằng hơi nước giữ được độ ngọt tự nhiên đem lại những cảm khoái không cùng cho người thưởng thức.


Người dân các vùng miền núi Thanh Hoá còn thường nấu cá Lăng với măng chua. Ưu điểm rõ nhất của cách nấu là thịt cá Lăng được ướp kỹ các gia vị: hành củ, nước mắm, muối tiêu, nước nghệ nên khi nấu thịt không bị nát mà ngược lại thêm săn chắc ngọt thấm đậm gia vị, ăn thì ngon đáo để, dễ chừng khó có món canh măng nào địch nổi. Sáng tạo từ cách nấu ăn này các khách sạn, nhà hàng thường hấp cá Lăng với dưa chua. Cá Lăng để cả con chỉ việc khía nhẹ các đường chéo dọc thân cá cho gia vị hành tiêu bắc, nước nghệ ngấm đều hấp cùng dưa chua, cà chua, cho vào đĩa trình bày có thêm thì là, rau ngổ trở thành món đưa cay lý thú, đưa cơm hết sẩy. Món ngon này ai đã ăn một lần thì chẳng dễ gì mà quên được, quả không sai: “ món ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ mãi” là vì thế.


Jetstar Pacific khai trương đường bay thẳng Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh


12 giờ 15 phút ngày 5 – 9 – 2014, 180 hành khách trên máy bay Airbus A320 của Hãng hàng không Jetstar Pacific hạ cánh xuống Sân bay Thọ Xuân, mở đầu cho kế hoạch triển khai dịch vụ hàng không giá rẻ Thanh Hóa – TP. Hồ Chí Minh với tần suất 1 chuyến khứ hồi mỗi ngày.

Đồng chí Lê Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Giao thông – Vận tải; UBND huyện Thọ Xuân đã ra chân cầu thang máy bay đón, chúc mừng, tặng hoa hành khách trên chuyến bay đầu tiên của Hãng hàng không Jetstar Pacific từ TP. Hồ Chí Minh đi Sân bay Thọ Xuân. Chuyến bay đầu tiên của hãng đạt hệ số sử dụng ghế 100%, chiều ngược lại từ xuất phát từ Sân bay Thọ Xuân cũng đạt hơn 95%.

Dịch vụ hàng không giá rẻ được Jetstar Pacific mở giữa Thanh Hóa – TP. Hồ Chí Minh, góp phần tăng thêm lựa chọn và cơ hội tiết kiệm chi phí cho cộng đồng khách hàng.

Theo kế hoạch, đường bay thẳng TP. Hồ Chí Minh - Thanh Hóa được khai thác 1 chuyến khứ hồi mỗi ngày, bằng máy bay Airbus A320 – 180 ghế đồng hạng phổ thông. Chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh mang số hiệu BL488, cất cánh lúc 10 giờ; chiều ngược lại có số hiệu BL489, cất cánh tại Sân bay Thọ Xuân lúc 12 giờ 45 phút.

Thông tin từ Jetstar Pacific cho biết, hiện đã có gần 10.000 hành khách đăng ký giữa TP. Hồ Chí Minh và Thanh Hóa.

Tối cùng ngày, tại TP. Thanh Hóa, Hãng hàng không Jetstar Pacific tổ chức nghi thức cắt băng khai trương đường bay thẳng Thanh Hóa – TP. Hồ Chí Minh.

T.H

Cảm phục cô học trò mồ côi xứ Thanh

Sinh ra đã không biết mặt cha, mẹ cũng ra đi khi em mới tròn 6 tuổi, bản thân em mắc bệnh suy tim. Vượt qua hành trình tuổi thơ đầy nước mắt và giông bão, Cúc đã chinh phục ngưỡng cửa đại học. 

Cô học trò tội nghiệp ấy là Trần Thị Cúc ở thôn 3 (còn gọi là thôn Đại Long, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Em là học sinh lớp 12A5 Trường THPT Hoằng Hóa III. Kỳ thi đại học vừa qua em đã đậu vào trường ĐH Nội vụ - Khoa Quản trị văn phòng với số điểm 17,5 (cộng cả điểm ưu tiên là 21 điểm).

Tuổi thơ đầy nước mắt

Ấn tượng về em ngay khi gặp là hình ảnh một cô bé gầy gò, đen đúa, đôi mắt và đôi môi thâm quầng. 

Bất hạnh đã theo em ngay từ khi chào đời. Sinh ra, em không biết cha mình là ai. 6 tháng tuổi, mẹ mang em trở về ở với bà ngoại. Vì căn bệnh hiểm nghèo nên sau 6 năm sinh em, mẹ em cũng bỏ lại em cho bà ngoại rồi ra đi. Với em hình ảnh về mẹ chỉ là tấm ảnh thờ bởi khi ấy em còn quá nhỏ để nhớ về mẹ và hiểu được sự mất mát lớn của cuộc đời.

Cuộc sống cơ cực khiến cho cô bé mồ côi càng cố gắng vượt qua khó khăn để học tập thật tốt.

Mãi cho đến khi đi học em mới dần nhận ra việc không có bố, không có mẹ là một bất hạnh. Nhớ về những ngày ấy, em lặng lẽ lau nước mắt. Câu trêu chọc của bạn bè “Cúc cụt đuôi, bố mẹ không nuôi ra đường mà ở” hằn sâu trong trái tim em cho tới tận bây giờ. Ngày đó, em đã nghĩ rằng không có bố mẹ là một cái tội để rồi bạn bè em đều xa lánh, kỳ thị. Những vết cứa bất hạnh cứ lớn dần lớn dần trong trái tim non nớt. Có lẽ vì tuổi thơ đầy đau khổ ấy đã khiến cô bé tội nghiệp luôn cố gắng học tập thật tốt.

Cuộc đời em chỉ còn bà ngoại, suốt những năm tháng bà cháu rau cháo nuôi nhau. Tài sản của hai bà cháu là gian nhà cũ nát, tối tăm với chiếc giường tre cũ kỹ, ít sách vở đặt cạnh bàn thờ mẹ em. Em cũng có cậu có dì nhưng người thì làm ăn xa, người ở gần thì bệnh tật, đông con, kinh tế khó khăn nên hai bà cháu cũng không thể bấu víu.

Bà vừa làm cha, vừa làm mẹ, là chỗ dựa tinh thần cho em. Những lúc đói nghèo, cơ cực em đã nghĩ đến việc bỏ học để bà thôi gánh nặng những lời động viên của bà lại khiến em có thêm động lực tiếp tục đến trường.

Với em, kỷ niệm về bà không bao giờ có thể kể hết nhưng cô bé nhớ và đau lòng hơn cả đó là 2 năm đằng đẵng bà bệnh nặng nằm một chỗ, em vừa học vừa đi làm, vừa chăm bà. Thế rồi, bà đã không ở lại với em. Sau khi em vào cấp 3 được một thời gian ngắn, bà cũng qua đời. Vậy là cô bé mồ côi ấy lại bơ vơ giữa cuộc đời.

Trong gian nhà cũ nát, em đã từng nghĩ từ bỏ việc đến trường nhưng rồi nhớ lời trăn trối của bà trước lúc ra đi, nhìn lên di ảnh của mẹ, em lại muốn mình phải cố. 18 tuổi trôi qua là 18 năm em luôn phải gồng mình cố gắng.

Tài sản duy nhất của em chỉ là những cuốn sách đặt bên cạnh bàn thờ mẹ.

Sau ngày bà mất, số tiền trợ cấp cho người già cũng không còn chỉ còn lại tiền trợ cấp con mồ côi mỗi tháng 180 nghìn đồng. Ngoài giờ học em lại đạp xe sang các xã bên cạnh mua bắp ngô rồi rau khoai lang ra chợ bán lại kiếm thêm tiền. Cũng duy trì việc này em mới có tiền để ra Hà Nội thi đại học.

Chưa một lần dám đặt chân đến cửa bệnh viện

Mang trong mình căn bệnh suy tim nhưng không có tiền đi khám và chữa trị, em đã chịu đựng sống chung với bệnh. Nhận ra mình có bệnh từ khi còn học lớp 2 bởi chỉ cần mệt mỏi hay suy nghĩ em lại bị ngất xỉu. Em được mang ra trạm y tế và được chẩn đoán là suy tim nhưng cho tới tận bây giờ em bảo chưa một lần dám đặt chân đến cửa bệnh viện để đi khám vì biết rồi cũng chẳng có tiền mà chữa trị nên đành để vậy thôi.

Sau ngày bà mất, em lo lắng, suy nghĩ, sợ hãi thì bệnh lại tái phát nặng hơn nhưng rồi em vẫn cắn răng chịu đựng. Ngày đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân, mới bước ra khỏi phòng thi được một lúc thì em đã ngất xỉu khi ngồi phía sau xe cô giáo chủ nhiệm.

Những lúc tuyệt vọng nhất em lại nhớ lời trăn trối của bà và nhìn di ảnh mẹ để tiếp tục cố gắng.

Gạt nước mắt, cô bé tâm sự: “Việc em ngất xỉu không còn xa lạ gì với các thầy cô nữa chị ạ. Mỗi lần như thế em lại được mọi người đưa vào trạm y tế gần nhất rồi xin thuốc về uống. Cũng chỉ là những gói trà gừng hay vài viên thuốc bổ thôi. Chưa lần nào em dám đi bệnh viện hay bỏ tiền ra mua thuốc cho mình cả vì có những ngày trong người em không có nổi một xu nào. Đến gạo ăn mỗi ngày các thầy cô và các bạn còn phải quyên góp cho em. Em cứ sống như thế rồi cũng trôi qua mỗi ngày”.

Hoàn cảnh, bệnh tật là vậy nhưng suốt những năm đi học, năm nào em cũng đạt học sinh tiên tiến hoặc học sinh giỏi. Từ năm lớp 9, em đã được tham gia các kỳ thì học sinh giỏi tổ chức ở trường, ở huyện và cả cấp tỉnh. Năm lớp 12 vừa qua, mặc dù chịu áp lực rất nhiều nhưng em cũng đã đạt giải khuyến khích cấp tỉnh môn Giáo dục công dân.

“Từ ngày bà mất em luôn nhủ rằng mình phải cố gắng học, chỉ có con đường học mới thoát khổ, nghèo nhưng cho đến bây giờ thì em lại không biết phải cố gắng như thế nào nữa. Giây phút em được cô giáo chủ nhiệm báo đã đậu đại học, em đã khóc. Vừa tủi thân vừa tuyệt vọng…” - cô bé tội nghiệp chia sẻ.

Nghĩ về cuộc đời đầy bất hạnh của mình, cô bé không cầm được nước mắt.

Nói về cô học trò của mình, cô Hồ Thị Thắm; giáo viên chủ nhiệm lớp em tâm sự: “Có lẽ trong cuộc đời đi dạy của mình, Cúc là học trò khiến tôi trăn trở hơn cả. Cũng có nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng Cúc là một học trò có hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương nhất. Không những mồ côi, em lại mang trong người căn bệnh quái ác. Không có điều kiện khám chữa bệnh, cộng thêm nhiều hôm nhịn đói đi học nên e thường xuyên bị tụt huyết áp, ngất xỉu. Khó khăn, khổ cực là vậy nhưng em rất nghị lực. Những ngày chuẩn bị cho kỳ thi đại học, em vẫn đi mua ngô và khoai lang ở nơi khác về chợ bán để kiếm tiền đi thi. Đậu đại học rồi, em gặp tôi chỉ biết khóc...”.

Kỳ bí suối cá thần thứ ba ở Thanh Hóa

Thanh Hóa vùng đất của cá thần với ba suối cá tự nhiên kỳ lạ, suối cá thứ nhất nằm ở thôn Lương Ngọc, Cẩm Lương, Cẩm Thủy; suối cá thứ hai nằm ở thôn Dùng, Cẩm Liên, Cẩm Thủy; suối cá thần thứ ba nằm ở thôn Chiềng Ban, Văn Nho, Bá Thước.

 
Toàn cảnh suối cá thần thứ ba

Cá ở suối cá thần thứ nhất và thứ hai được người dân trong vùng coi là thần nên không ai dám đánh bắt hay giết hại nó, riêng cá ở suối cá thứ ba thì không chỉ người dân địa phương  mà chính  quân đội Pháp cũng coi cá ở đó là thần.

Theo người dân ở thôn Chiềng Ban thì  suối cá thần này  có từ thời Pháp thuộc, quân đội Pháp đóng quân ở vùng đất này để cai trị địa phương, Không biết vì lý do gì mà họ lại không đánh bắt cá ở suối cá này, ngược lại họ còn đối đãi rất tốt với cá, chăm sóc cho cá, họ còn lập bàn thờ trong một hang động nằm phía trên suối cá khoảng 10 mét để thờ chúng.

Thời gian này trong vùng có hai ông là Hà Văn Nho và Hà Công Bộ là thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương, hai người này lãnh đạo quân dân địa phương chống lại thực dân Pháp và bị pháp bắt hai ông đều bị chém đầu tại động thờ  cá thần.

Sau khi đánh đuổi thực dân Pháp người dân nơi đây cũng không ai dám đánh bắt cá, họ ra sức bảo vệ vì họ coi đó là cá thần, hằng ngày người dân thay phiên nhau mang thức ăn ra suối cho cá. Hang thờ cá mà quân đội Pháp lập bàn thờ nay được người dân tôn tạo lại để vừa thờ thần cá vừa thờ hai vị thủ lĩnh  của địa phương Hà Văn Nho và Hà Công Bộ.

Tên của xã Văn Nho bây giờ được đặt theo tên của ông Hà Văn Nho một trong hai thủ lĩnh của địa phương.

Bàn thờ thần cá trên hang động do quân đội Pháp lập ra, nay còn là nơi thờ hai vị thủ lĩnh của địa phương.

Đến nay suối cá thần thứ ba trở thành địa điểm thăm quan thú vị cho du khách gần xa, mỗi ngày có hàng trăm du khách đến để xem cá thần và lên hang thắp hương cho thần cá và hai vị thủ lĩnh của địa phương thời Pháp thuộc.

Đường đi lên hang cá thần

Suối cá thần này là nơi duy nhất cung cấp nguồn nước để người dân thôn Chiềng Ban sản xuất nông nghiệp do đó người dân đã xây đập để dự trữ nguồn nước, do đó mà nước ở đây khá sâu, trung bình khoảng 5 mét, vào mùa lũ thì nước sâu hơn. Vì vậy chỉ khi cho cá ăn du khách mới được tận mắt chứng kiến cá thần trong suối. Cá ở đây trung bình mỗi con nặng từ 7 – 8 kg, co to nặng khoảng 10 kg.

Điều đặc biết là cá ở đây không bao giờ ra khỏi suối. Vào mùa mưa nước dâng cao, tràn đập đến hơn 1 mét nhưng cá ở đây vẫn không con nào bơi ra khỏi suối.

Không chỉ vậy ở suối cá này còn có những câu chuyện mang tính tâm linh nhưng hoàn toàn có thật. Ông Hà Văn Thân, người trông coi, bảo vệ suối cá và cũng là người có nhiều hiểu biết về suối cá này cho biết: “Trước đây ở địa phương có một thanh niên đã bắt cá thần trong suối về ăn sau một thời gian anh ta đã bị điên, đi chữa trị đâu cũng không khỏi. Người dân trong vùng cho là anh ta đã bị thần cá 'trả thù', sau đó gia đình anh ta đã mang lễ vật đến để xin thần cá tha tội và chỉ ba ngày sau người thanh niên này đã khỏi bệnh.” 

Từ đó người dân địa phương lại càng tin đấy chính là suối cá thần, vì vậy họ không chỉ không đánh bắt nó mà còn ra sức chăm sóc thờ phục thần cá, mong thần cá mang lại sự bình yên, ấm no cho làng xóm, quê hương.

Trấn Nam