Đào Duy Từ - Danh nhân xứ Thanh

Đào Duy Từ  (1572-1636) là một nhà quân sự và văn hóa, danh thần thời chúa Nguyến Phúc Nguyên. Ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu. Quân sư Đào Duy Từ, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử quân sự Việt Nam, người gắn liền với Lũy Thầy nổi tiếng; người được coi là ông tổ của ngành nghệ thuật tuồng truyền thống.


Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, Đại Việt. Cha ông tên là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp mất khi ông lên 5 tuổi. Ông được mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi ăn học. Duy Từ tỏ ra là người thông minh sáng dạ, năm 14 tuổi ông vào học trường của Hương cống Nguyễn Đức Khoa. Nhưng Duy Từ không được thi Hương vì luật lệ của nhà Lê bấy giờ cấm con kép hát đi thi vì tục bấy giờ cho rằng xướng ca vô loài, mẹ Duy Từ phải nhờ một viên xã trưởng là Lưu Minh Phương khai đổi họ cho ông từ Đào Duy Từ thành Vũ Duy Từ theo họ mẹ. Viên xã trưởng nhân thế, ép mẹ Duy Từ phải cưới mình mới giúp, mẹ Duy Từ bàn lẩn đi bằng cách bảo khi nào Duy Từ thi đậu mới tiến hành cưới xin. Khoa thi Hương năm Quý Tị (1593), Duy Từ thi đậu Á Nguyên; viên xã trưởng Lưu Minh Phương bèn đòi cưới bà Kim Chi nhưng bà viện lý do Duy Từ mới thi đậu mà mẹ đã tái giá thì xấu hổ mà từ chối, rồi bảo rằng Minh Phương hãy cho con gái lớn về lấy Duy Từ thay thế. Giận dữ, Đỗ Minh Phương nộp đơn kiện bà Kim Chi làm lộ việc đổi họ của Duy Từ, viên quan huyện thụ đơn sau đi báo lại cho quan Hiến Sát.
Lúc bấy giờ, Duy Từ đang ở Hội văn trên Thăng Long dự thi. Khi quan thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang phân vân chấm Duy Từ vì một số bài bàn về cải cách chính trị có hơi trái ý chúa Trịnh Tùng thì bộ Lễ truyền lệnh xóa tên Vũ Duy Từ, đánh tuột Á Nguyên, lột mũ áo. Nghe tin này, bà Kim Chi cắt cổ tự vẫn. Duy Từ vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên đau buồn lâm bệnh nặng.

Theo lệnh của vua Lê Thế Tông và chú Trịnh Tùng Đoan quận cộng Nguyễn Hoàng về trấn Thuận Hóa bàn việc. Nghe trường hợp của Đào Duy Từ và đọc bài của ông biết đây là nhân tài có thể thu dụng cho việc ở Nam phương của mình nên âm thầm giúp đỡ tài chính chạy chữa cho Duy Từ rồi mời vào Nam giúp mình.

Đền thờ Đào Duy Từ tại xã Nguyên Bình - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hóa

Rồi mùa đông năm Ất Dậu (1627). Đào Duy Từ trốn được vào xứ Đường trong. Đầu tiên ông ở huyện Vũ xương hơn một tháng để nghe ngóng tình hình. Sau biết khám lý Hoài nhân là Trần Đức Hòa là người có mưu trí được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng, ông vào Hoài nhân, đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng châu. Phú ông thấy Đào Duy Từ học rộng tài cao, biết ông không phải là người thường, liền đem nói với Trần Đức Hòa. Trần Đức Hòa cho gọi Đào Duy Từ đến hỏi chuyện. Thấy mọi chuyện ông đều thông hiểu, liền giữ ông lại và gả con gái cho ông. Khi Trần Đức Hòa xem bài Ngọa long cương của Đào Duy Từ liền nói rằng: Đào Duy Từ là Ngọa long đời này chăng.

Một hôm, Trần đức Hòa đem bài Ngọa long cương cho Nguyễn Phúc Nguyên xem, và nói: Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm. Đọc bài Ngọa long cương, chúa Nguyễn biết Đào Duy Từ là người có chí lớn liền cho gọi Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt Nguyễn Phúc Nguyên. thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa nách đợi; Duy Từ dừng lại không vào. Thấy vậy, chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Phúc Nguyên mừng lắm, liền sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính.

Vết tích của Lũy Thầy tại Quảng Bình

Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: Đào Duy Từ thật là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay

Tháng 3 năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp lũy Trường dục từ núi Trường dục đến pha Hạc hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật lệ vào đánh xứ Đường trong. Năm Tân Mùi (1631), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một cái lũy nữa kiên cố hơn, dài 18 km bắt đầu từ núi Đâu mâu qua cửa biển Nhật lệ tiến lên phía đông bắc đến làng Đông hải. Nhờ có hai cái lũy trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài.

Ngoài giúp chúa Nguyễn đối phó chúa Trịnh. Duy Từ còn nhiều lần khuyên khéo được chúa Nguyễn việc chính sự, ngoài ra còn tiến cử con rể của mình là Nguyễn Hữu Tiến cho chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Tiến về sau cũng trở thành một công thần của chúa Nguyễn như cha vợ mình.

Tháng 9 năm Canh Ngọ (1630), theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố chánh, và chiếm được châu này.

Cổng chính vào đến thờ Đào Duy Từ ở Bình Định

Đào Duy Từ luôn coi trọng các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, đặc biệt thúc đẩy phát triển nghệ thuật tuồng vốn là truyền thống của Đàng Trong. 

Năm 1627, Đào Duy Từ là người đầu tiên đã mang về cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nghệ thuật tuồng (hát bội). Giới nghệ nhân tuồng và cổ nhạc đến nay vẫn thờ Đào Duy Từ làm tổ sư. Bình Định là nơi Đào Duy Từ dừng bước đầu tiên, cũng là nơi được coi là đất phát sinh của nghệ thuật tuồng. Dù có nhiều ý kiến khác biệt nhau về mốc thời gian Đào Duy Từ vào Nam, Nhưng họ Đào là người được ghi nhận đưa tuồng vào Nam đầu tiên. Ngành tuồng ở Huế vẫn có truyền thuyết nói đến việc Đào Duy Từ là người đầu tiên dạy tuồng ở miền Nam thế kỷ XVII . Sách “Những Đại lễ và vũ khúc vua chúa Việt Nam” viết: “Từ đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 -1635), Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ (1575 -1634); lập ra Hòa Thanh Thự luyện tập một ban vũ và nhạc để múa hát vào những ngày khánh lễ”. Các nghệ sĩ Tuồng vẫn coi vở tuồng “Sơn Hậu” như một tác phẩm kinh điểm do Đào Duy Từ biên soạn cho ngành nghệ thuật Tuồng cổ Việt Nam. 

Đào Duy Từ đã mở đầu cho một trào lưu sáng tác thơ Quốc âm ở Đàng Trong, làm phong phú thêm cho văn học dân tộc với các bài “Tư dung vãn”, “Ngọa Long Cương ngâm”. Ngoài ra ông còn là tác giả của rất nhiều các vũ khúc biểu diễn cho các bậc vua chúa đương thời thưởng thức như: Vũ khúc Tam tinh chúc thọ, Vũ khúc Múa quạt, Vũ khúc Tứ linh, Vũ khúc Nữ tướng xuất quân, Vũ khúc Tam quốc - Tây du, Vũ khúc Đấu chiến thắng Phật. 

Tháng mười năm Giáp Tuất (1634), Đào Duy Từ lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 63 tuổi. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đích thân đến thăm viếng. Duy từ khóc rồi thưa: "Thần gặp được thánh minh, chưa báo đáp được mảy may, nay bệnh đến thế này còn biết nói chi nữa" rồi Đào Duy Từ qua đời, thọ 63 tuổi, phụ chính cho chúa Nguyễn được 8 năm. Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, cho táng tại Tùng Châu và phong làm "Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu"[8]. Đến năm thứ 5 đời vua Gia Long thì tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công.