Ẩm thực xứ Thanh

Nhắc đến Thanh Hoá, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến 

Nem chua thanh hóa - Ẩm thực xứ Thanh
 
Nem chua Hạc Thành. Chè lam Phủ Quảng. Bánh gai Tứ Trụ. Cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá trà Sầm Sơn, Hải Thanh, Tĩnh Gia.

Nhắc đến Thanh Hoá, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến.
Nem xứ thanh - Ẩm thực xứ Thanh


Kế đến phải kể đến đặc sản tiết canh dê cùng các sản phẩm từ dê. Dê phải kén thứ dê núi ở vùng núi đá Hà Trung, Vĩnh Lộc. Với bàn tay khéo léo và kỹ thuật pha chế điêu luyện, bát tiết canh dê như một bức hoạ tuyệt vời với các gam màu xen kẽ: đỏ của tiết, xanh của rau, vàng của vừng lạc, đen xám của dê song lại rất mát, nhắm kèm với rượu ngâm mật dê thì mới hợp khẩu vị. 
Tiết canh dê - Ẩm thực xứ Thanh


Nhân nói về rượu, xin thưa ngon nhất phải kể đến rượu Nga Liên (Nga Sơn) được chưng cất bởi giống gạo nếp cái đã được chọn lựa cẩn thận. Nhấp một chút rượu đã có cảm giác thơm đầu lưỡi mùi nếp mới, cay của men say.... Thứ đến là rượu làng Quảng. Tuy chỉ nấu bằng gạo tẻ, song không biết là do men, do nước hay do bí quyết nhà nghề mà độ rượu rất cao, rất đậm song lại rất êm...
Tượu nga sơn - Ẩm thực xứ Thanh

 

Mấy năm gần đây, một số món ăn Huế đã "du nhập" vào Thanh Hoá, đặc biệt là các món ăn từ hến. Hội nghị liên hoan, gặp gỡ, sinh nhật, cải thiện cuối tuần, thậm chí nghỉ mát Sầm Sơn cũng về Thành phố - A lô ! cơm hến !. Ðây cũng là dịp để hến làng Giàng tự khẳng định một lần nữa "vị thế" sẵn có của mình trong "họ". Với sự kết hợp giữa công thức và nguyên liệu của hai miền đã làm món hến sào, cơm rang hến, canh hến nao nức lòng người. Dường như với sự khác biệt về màu sắc (hến làng Giàng có vỏ màu vàng còn loại hến khác có vỏ màu đen) đã làm cho nước hến thêm ngon, thêm trong còn ruột hến thì thơm hơn, ngậy hơn.
 

Nói đến làng Giàng thì không thể không kể đến Phi Cầu Sài rất hiếm có ở các địa phương khác, rất ngon, rất mát. Thỉnh thoảng lại thấy nhớ và bất chợt thoảng nghe đâu đây tiếng rao của bà bán hàng rong "Ai phi mua !".
 

Chưa hết, còn một kho đặc sản khổng lồ của xứ Thanh mà đâu đâu cũng biết đó là nguồn hải sản dọc biển Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Nào cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá chà... Cũng là ở biển nhưng con cua, con cá ở đây nó thơm và ngon một cách lạ lùng. Chính vì thế mà các loại mắm, nước mắm Thanh Hoá ngon nổi tiếng cả nước.
 

Chớm Hè, mới tới địa phận Bắc thành phố du khách đã được chiêm ngưỡng từng "kim tự tháp" dừa xanh mọc hai bên đường "địa phận huyện Hoằng Hoá". Dường như tạo hoá đã thiên vị ban tặng cho mảnh đất Anh hùng, kiên cường trong kháng chiến loại dừa sai quả, nhiều nước và ngọt mát đến thế.
 

Ai có dịp qua huyện Thọ Xuân thì không thể không mua bánh gai Tứ Trụ về làm quà. Cũng từ bột gạo nếp, đậu xanh, dừa, mỡ lợn nhưng khác là có thêm lá gai đã trở thành đặc sản Thanh Hoá. Còn sản phẩm nửa bánh, nửa kẹo nhưng lại rất hấp dẫn bởi cái cay của gừng tươi, cái thơm của bột gạo nếp, mật mía, lạc tạo nên một sản phẩm vừa cứng vừa giòn đó là Chè lam Phủ Quảng. Mà sắp tới, tỉnh đang có kế hoạch đầu tư khôi phục và phát triển sản phẩm này như một đặc sản dân tộc.
Bánh gai tứ trụ - Ẩm thực xứ Thanh

 

Còn nhiều lắm, nào là cam Giàng, dứa Thạch Thành, mía Kim Tân, rồi ong Yên Khương, bánh đa cầu Bố, rượu cần dân tộc Thái... không thể kể hết được đã tạo nên một hương vị xứ Thanh rất gần gũi nhưng lại rất riêng.

Bạn đọc quan tâm chuyên mục Ẩm thực xứ Thanh mời theo dõi thường xuyên. Sự quan tâm của quý bạn đọc là niềm động lực giúp mình thực hiện sưu tầm xây dựng nội dung bài viết tốt hơn. Chúc các bạn sức khỏe và thành công

Khai trương du lịch Sầm Sơn - sắc mới ngày hè

Tuần lễ khai trương sầm sơn thường được diễn ra đều đặn hàng năm cũng như để đánh dấu những mùa hè mới đến một mùa hè may mắn và lành mạnh với tất cả các du khách trong nước .


Khai trương du lịch Sầm Sơn - sắc mới ngày hè


Tối 28/4, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa diễn ra sự kiện “Tuần Văn hóa - Du lịch Sầm Sơn 2013” với chủ đề “Sầm Sơn - sắc mới” để khai trương mùa du lịch 2013. Cũng trong dịp này, thị xã Sầm Sơn đón nhận quyết định công nhận đô thị loại 3.
Khai trương du lịch Sầm Sơn - sắc mới ngày hè




"Tuần văn hóa du lịch Sầm Sơn hè 2013" sẽ diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 2/5. Bên cạnh các đoàn nghệ thuật của Thanh Hóa, tại sự kiện văn hóa này còn có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật đến từ các tỉnh: Nghệ An, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Trong dịp này, tại thị xã du lịch Sầm Sơn sẽ diễn ra các hoạt động như: lễ hội bánh chưng- bánh dày, lễ hội cầu ngư- bơi chải; các cuộc thi, hội thao cầu lông, bóng bàn, quần vợt, trình diễn mô tô nước...

Đêm khai mạc, nhân dân Thanh Hóa và du khách gần xa được đắm chìm trong lung linh sắc màu văn hóa, thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc mang tên "Sầm Sơn sắc mới" với những màn trình diễn các trò chơi, trò diễn dân gian độc đáo, mang đậm nét truyền thống dân tộc và đặc trưng văn hóa dân gian xứ Thanh như: trò Xuân Phả (huyện Thọ Xuân), tổ khúc múa đèn Đông Anh (huyện Đông Sơn), đi cà kheo (thị xã Sầm Sơn)...

Tuần Văn hóa - Du lịch Sầm Sơn 2013 sẽ trở thành điểm nhấn quan trọng trong việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh của Sầm Sơn, của Thanh Hóa đến bạn bè trong nước và quốc tế. 


Với phương châm "thân thiện với du khách, văn minh trong giao tiếp, ứng xử", để chuẩn bị cho mùa du lịch hè Sầm Sơn 2013, UBND thị xã đã mở 37 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho 2.900 người làm dịch vụ, 300 nhân viên và 150 chủ cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn. Các hoạt động kinh doanh như: ăn uống, chụp ảnh, xích lô, xe điện, xe đạp đôi... được kiểm tra chặt chẽ, phải niêm yết, công khai giá cả.

Du lịch Sầm Sơn hiện có 324 cơ sở lưu trú, 8.000 phòng nghỉ và 17.180 giường khách. Trong năm 2013, thị xã Sầm Sơn phấn đấu đón 2,2 triệu lượt khách, tăng 14,6% so với năm 2011.

Lễ Khánh thành cảng hàng không Thọ Xuân và khai trương đường bay Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Với nhu cầu khách hàng ngày càng cao nhân dân các cấp và cách tỉnh đã khánh thành sân bay Khánh thành Cảng hàng không Thọ Xuân và khai trương đường bay Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh  trong những ngày qua.

Đúng 12 giờ 30, chiếc máy bay A321 chở hơn 190 đại biểu, hành khách, phi hành đoàn đã hạ cánh xuống sân bay Thọ Xuân an toàn.
Ngày 5-2-2013, UBND tỉnh và Bộ Giao thông - Vận tải đã tổ chức lễ khánh thành Cảng hàng không Thọ Xuân và khai trương đường bay Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh. Dự lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải; Mai Văn Ninh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Tiên Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa; Các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện các bộ, ngành Trung ương, Quân chủng Phòng không - Không quân, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông - Vận tải; đại diện tỉnh Ninh Bình; các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các huyện, thị xã, thành phố. 
Lễ Khánh thành cảng hàng không Thọ Xuân và khai trương đường bay Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Đồng chí Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tặng hoa cho đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư  - hành khách đầu tiên trong chuyến bay TP Hồ Chí Minh – Thanh Hóa xuống sân bay.
Tham gia chuyến bay đầu tiên cùng các đại biểu, hành khách từ TP Hồ Chí Minh đi sân bay Thọ Xuân có các đồng chí: Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lô Thị Luân, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Ngọc Hồi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đúng 12 giờ 30, chiếc máy bay A321 chở hơn 190 đại biểu, hành khách, phi hành đoàn đã hạ cánh xuống sân bay Thọ Xuân an toàn. Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Văn Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đinh Tiên Phong, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền, đã ra tận chân cầu thang máy bay đón, tặng hoa, ân cần thăm hỏi, chúc sức khỏe đồng chí Lê Khả Phiêu, các đại biểu, hành khách, phi hành đoàn. Gương mặt các hành khách rạng ngời, nhất là những hành khách là con, em Thanh Hóa đang sinh sống, học tập, công tác tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Tặng hoa các đại biểu, hành khách, phi hành đoàn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Văn Ninh đã xúc động, phấn khởi, không cầm được nước mắt trước sự phấn chấn, cảm kích của mọi người trong sự kiện quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa lịch sử này. Một số hành khách là con, em Thanh Hóa cho biết: máy bay gần đến sân bay, trong lòng nghẹn ngào, xúc động; từ trên cao nhìn xuống là cả cánh đồng mía màu xanh, đồi núi trùng điệp của vùng mía đường Lam Sơn, các tuyến đường giao thông đan xen trong vùng... Đây thực sự là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa gần hơn với TP Hồ Chí Minh - trung tâm phát triển kinh tế năng động bậc nhất của cả nước. 
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đón hành khách trong chuyến bay đầu tiên tới sân bay Thọ Xuân
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đón hành khách trong chuyến bay đầu tiên tới sân bay Thọ Xuân.

Theo Quyết định quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, sân bay Thọ Xuân được quy hoạch tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và là sân bay nội địa dùng chung quân sự và dân dụng. Sân bay được quy hoạch với diện tích 645,8 ha, trong đó đất do hàng không dân dụng quản lý 56,7 ha, đất do quân sự quản lý 416,8 ha và đất dùng chung 81,3 ha. Các khu quy hoạch của sân bay Thọ Xuân như khu bay, phát triển khu hàng không dân dụng (nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, nhà điều hành sân bay, khu dịch vụ và thương mại sân bay, khu cảng vụ hàng không, khu chế biến suất ăn), khu phục vụ kỹ thuật, khu quản lý và điều hành bay, hệ thống giao thông... Các chỉ tiêu đạt được đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, sân bay cấp 4E (theo phân cấp của ICAO), sân bay quân sự cấp I, có 4 vị trí cho tàu bay Code C,D hoặc 3 vị trí cho tàu bay Code E (đến năm 2030 với 7 vị trí cho tàu bay Code C, D hoặc 5 vị trí cho tàu bay Code E), tiếp nhận máy bay A320/321, B747, B777 và tương đương, 330.000 hành khách/năm (đến năm 2030 là 980.000 hành khách/năm), cấp cứu nguy và cứu hỏa: cấp 9 (theo ICAO), thiết bị chính xác CATI.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Văn Chiến nêu rõ: Được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Giao thông - Vận tải, cùng với sự quyết tâm, nỗ lực cố gắng phối hợp chặt chẽ giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân và tỉnh Thanh Hóa, chỉ sau một thời gian ngắn, các thủ tục pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực phục vụ khai thác Cảng hàng không Thọ Xuân đã được hoàn tất, đủ điều kiện để hôm nay tổ chức khai trương. Đây là sự kiện rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thanh Hóa và các khu vực lân cận phát huy tiềm năng, thúc đẩy quá trình hội nhập, mở rộng giao thương, phát triển du lịch, thu hút đầu tư, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ, ban, ngành, đơn vị Trung ương, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Sư đoàn 371, Trung đoàn 923 đã quan tâm chỉ đạo, ủng hộ, phối hợp triển khai các công việc chuẩn bị để đưa sân bay Thọ Xuân vào hoạt động đúng như dự kiến kế hoạch. Đồng thời ghi nhận và biểu dương Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa, các ngành, địa phương liên quan, các đơn vị xây dựng đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp lập quy hoạch, chuẩn bị hồ sơ pháp lý và triển khai thi công các công trình hạ tầng sân bay, bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng. Để phát huy hiệu quả sân bay Thọ Xuân, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch sân bay, mở rộng Khu Lam Sơn - Sao Vàng; rà soát, bổ sung, hoàn thiện mạng lưới giao thông, bảo đảm hình thành hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không liên hoàn, thuận tiện và hiệu quả. Các ngành, địa phương trong tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu sâu những cơ hội mà sân bay Thọ Xuân mang lại, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương mình, bảo đảm  phát huy cao nhất hiệu quả sân bay; phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác ứng phó với tình huống khẩn nguy hàng không, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn và phòng chống cháy nổ; phối hợp tốt với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về đường bay, mở rộng thị trường khách hàng, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình khai thác sân bay Thọ Xuân.

Thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ việc đưa sân bay Thọ Xuân, đường bay Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh vào khai thác, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa nói riêng và vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ nói chung. Đồng chí đề nghị các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thanh Hóa phối hợp quản lý quy hoạch, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay Thọ Xuân. Đồng thời, làm tốt công tác quản lý an ninh trật tự, an toàn trong quá trình khai thác. Nghiên cứu tăng tần suất khai thác, kết nối đường bay với các tỉnh, thành phố. Đầu tư phát triển hệ thống giao thông nối sân bay Thọ Xuân với các vùng, miền trong tỉnh, với Khu Kinh tế Nghi Sơn, các tỉnh trong khu vực.

Đồng chí Lê Khả Phiêu, các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh, các đại biểu đã cắt băng khánh thành Cảng hàng không Thọ Xuân và khai trương đường bay Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh.
Sưu tầm

Thành nhà Hồ đón Bằng Di sản văn hóa thế giới

Thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh hóa đang dần trở thành di sản lớn nhất  khi được các bạn bè của trong nước và nước ngoài biết đến gắn liền với địa danh và các anh hùng lịch sử .!


Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; cùng các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Trung ương, các tỉnh thành. Về phía khách quốc tế có ngài Eric Falt
Thành nhà Hồ đón Bằng Di sản văn hóa thế giới

Ngài Eric Falt - Trợ lý Tổng giám đốc - đại diện Tổng giám đốc UNESCO trao bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ tới lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. và gần 100 đại biểu đại diện cho 35 Ủy ban quốc gia UNESCO các nước Châu Á - Thái Bình Dương. 
Sau nhiều năm xây dựng hồ sơ, ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Và tối ngày 16/6, Thành nhà Hồ chính thức đón bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới, trong niềm tự hào của hàng triệu người dân Việt Nam. Đây là dịp để giới thiệu và tôn vinh những giá trị và nét đẹp văn hóa của Thành nhà Hồ đến du khách và bạn bè quốc tế. 

Thành nhà Hồ đón Bằng Di sản văn hóa thế giới


Hàng vạn người dân và du khách đã có mặt tại Thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc để tham dự buổi lễ long trọng này. Nhiều người dân không thể chen chân được vào khu vực phía trong đành phải tìm cho mình một chỗ đứng quanh các bờ thành để ngắm nhìn buổi lễ từ xa. 
Lực lượng an ninh đã phải làm việc rất vất vả để đảm bảo công tác an ninh trật tự, nhất là lực lượng CSCĐ, Công an tỉnh Thanh Hóa. 
"Thành nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới đã ghi nhận những giá trị văn hóa nổi bật của Di sản này. Sự công nhận này chính là lời cam kết trong việc bảo vệ tài sản quốc gia phù hợp với công ước Di sản quốc tế. Đây là Di sản thứ 7 của Việt Nam được ghi vào danh sách Di sản thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng, việc công nhận Di sản thế giới Thành nhà Hồ sẽ góp phần cho việc bảo tồn bền vững Thành Nhà Hồ..."- ngài Eric Falt phát biểu.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng biểu dương các bộ, ngành liên quan và tỉnh Thanh Hóa trong việc gìn giữ, bảo tồn Thành nhà Hồ để Di sản này trở thành Di sản văn hóa thế giới. Đây là niềm vui, tự hào không chỉ của nhân dân Thanh Hóa mà còn của nhân dân cả nước. Từ nay, Thành nhà Hồ trở thành tài sản chung của nhân loại. Đây không chỉ là niềm tự hào, vinh dự, là cơ hội để chúng ta tiếp tục gìn giữ, phát huy tốt hơn những giá trị của di sản. Đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu hết sức nghiêm túc trong việc bảo tồn Di sản, nghiên cứu làm rõ thêm các hiện vật còn nằm trong lòng đất. 
Cũng trong chương trình vinh danh Di sản thế giới Thành nhà Hồ, từ ngày 16 đến 18/6,  Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tham vấn Ủy ban quốc gia UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về chương trình ngân sách để xây dựng chiến lược trung hạn giai đoạn 2014 - 2021 và tài khóa 2014 - 2015 của UNESCO tại Thanh Hóa. Với sự tham dự của 80 đại biểu đến từ 37 Ủy ban quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Đây là hội nghị quốc tế quan trọng của UNESCO, hai năm tổ chức một lần. UNESCO tổ chức năm hội nghị tương tự tại năm châu lục để lấy ý kiến của 196 Ủy ban quốc gia các nước thành viên về định hướng, ưu tiên của UNESCO trong hai năm tiếp theo, nhằm xây dựng chiến lược trung hạn và tài khóa của UNESCO. Trước đó, năm 2006 Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị tương tự tại Hà Nội. 


Một số hình ảnh về buổi lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ:

Thành nhà Hồ đón Bằng Di sản văn hóa thế giới
Nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc chào mừng buổi lễ long trọng này.


Thành nhà Hồ đón Bằng Di sản văn hóa thế giới



                                            
Thành nhà Hồ đón Bằng Di sản văn hóa thế giới
Thành nhà Hồ nhìn từ xa trong đêm



Hàng vạn người dân và du khách trong nước và quốc tế đến tham gia buổi lễ
Hàng vạn người dân và du khách trong nước và quốc tế đến tham gia buổi lễ.


ngồi ở trên các bờ thành xem buổi lễ
Nhiều người dân không vào được khu vực phía trong đành phải ngồi ở trên các bờ thành xem buổi lễ.


Thành nhà Hồ niềm tự hào đất Việt.
Thành nhà Hồ niềm tự hào đất Việt.


Hồ Qúy Ly ra chiếu chỉ quyết định dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa
Hoạt cảnh tái hiện lại việc Hồ Qúy Ly ra chiếu chỉ quyết định dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa.

tái hiện lại việc xây thành của cha ông ngày xưa
Nhiều hoạt cảnh tái hiện lại việc xây thành của cha ông ngày xưa.

Thanh hóa quê tôi (P2)

Thanh hóa đc các bạn trong và ngoài nước đều được biết đến là nói có nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng và gắn liền với các anh hùng lịch sử và tiếp theo tôi muốn tất cả các bạn sẽ theo chân tôi tiếp tục đến với những danh lam nổi tiểng của Thanh hóa phần 2 

Cầu hàm rồng lịch sử
                                                               Cầu hàm rồng lịch sử