Hang Ma (Thanh Hóa) – Đểm du lịch li kỳ hấp dẫn

Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng với vùng đất địa linh nhân kiệt, mà còn được biết đến với một mảnh đất có nhiều câu chuyện đầy sự bí ẩn, gây tò mò cho du khách thập phương khi đến với mảnh đất này. Hang Ma không nằm ngoài danh sách đó.


Đường vào trong động rất nên thơ và hữu tìn
Đường vào trong động rất nên thơ và hữu tình .
Lâu nay, người ta đã từng nghĩ nhiều đến những bí ẩn về hang quan tài nằm ở thị trấn Hồi Xuân, huyện miền núi cao Quan Hóa. Và cách đó không xa, còn có một hang Ma. Hang Ma (theo tiếng Thái gọi là hang Phi) có những câu chuyện còn ẩn chứa xung quang nó những sự tích đầy bí ẩn.

Hang Ma (Thanh Hóa) – Đểm du lịch li kỳ hấp dẫn
Động nằm cheo leo trên vách núi đá (chỗ khoanh đỏ).

Từ thành phố Thanh Hóa, chạy ngược về phía Tây chừng theo quốc lộ 45 và quốc lộ 15A khoảng 150km, chúng ta đi đến thị trấn Hồi Xuân của huyện miền núi Quan Hóa. Từ thị trấn Hồi Xuân, tiếp tục đi ngược dòng sông Luồng gần 10km đường nhựa là tới hang Ma.
Con đường vắt vẻo chạy men theo các sườn núi, giữa một bên là dòng sông Luồng thơ mộng, một bên là những ngọn núi cao nối tiếp nhau chạy dài được phủ một màu xanh mướt như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Hang Ma nằm trên địa bàn của bản Cốc, cách trung tâm xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa khoảng 3km về phía Bắc. Hang Ma nằm giữa hai ngọn núi hùng vĩ là núi Pha Phưng và núi Pha Hang.

Hang Ma (Thanh Hóa) – Đểm du lịch li kỳ hấp dẫn
Những cỗ quan tài nằm ngổn ngang ngay cửa động.

Với chiều dài hơn 500m, chạy dọc theo dòng sông Luồng, hang Ma nằm trên địa thế hiểm trở, chỉ có một con đường độc đạo đi qua nên về mặt quân sự có thể coi đây là "Ải Chi Lăng" của miền tây Thanh Hóa. Xưa kia, cũng chính nơi mảnh đất này, đã có biết bao nhiêu trận đánh diễn ra ở đây.
Theo các cụ cao niên trong bản Cốc kể lại, sở dĩ có tên hang Ma, theo cách gọi như ngày nay, là bởi nơi đây, ngày trước đã có không ít binh lính nằm lại tại đây.
Từ con đường nhựa chạy qua địa bàn xã Nam Xuân ngược lên phía Tây, rẽ về phía tay phải qua con đường bê tông chừng 300m, hiện lên trước mắt là một bãi cát rộng. Từ bãi cát nhìn qua dòng sông Luồng là một ngọn núi đá vôi với những nhũ đá nhô ra uốn lượn trông rất bắt mắt. Dưới ngọn núi là một dải hang chạy dài theo chân núi sâu tới gần 10m, mùa nước cạn du khách có thể lội qua dòng sông vào khám phá nét đẹp bí ẩn bên trong hang.

Hang Ma (Thanh Hóa) – Đểm du lịch li kỳ hấp dẫn
Bên trong đã không còn nguyên vẹn. Những kẻ đi tìm của đã bới tung tất cả.

Đi tiếp là cây cầu treo, du khách đứng nhìn từ trên xuống là một màu xanh của dòng nước sông Luồng thơ mộng. Khi tới hang Ma - một nơi chúng ta không thể không tới đó là ngôi đền nơi hương khói cho các binh sĩ vô danh. Ngôi đền khang trang nằm ngay dưới chân núi.
Ông Hà Đình Tạ, Chủ tịch UBND xã Nam Xuân cho biết: “Theo các cụ cao niên trong vùng truyền lại, hang Ma có thể là nơi chôn cất những binh sĩ đã tử trận từ thời quân Lam Sơn khởi nghĩa chống giặc Minh. Chưa có tài liệu nào thống kê có bao nhiêu trận đánh đã diễn ra ở mảnh đất này, đồng bào nơi đây vẫn thường xuyên đến đây thắp hương cầu nguyện. Khoảng năm 1946 - 1947, đoàn quân Tây Tiến cũng từng mai phục, tiêu diệt rất nhiều giặc Pháp tại đây”.
Năm 2007, UBND xã Nam Xuân đã làm tờ trình về việc bảo vệ cũng như đầu tư nâng cấp hang Ma thành điểm du lịch. Đến năm 2008, được UBND huyện Quan Hóa đầu tư, xây dựng nơi đây thành khu du lịch sinh thái phục vụ nhu cầu thăm quan của du khách thập phương.
Cho đến nay, nhiều hạng mục đã được xây xong như: Hệ thống cầu treo, đường giao thông, đền thờ và các hạng mục phụ khác sẽ được hoàn thành để sớm đưa khu du lịch sinh thái vào hoạt động phục vụ cho du khách trong và ngoài tỉnh tới thăm quan./.

Chuyện ở huyệt đạo thiêng

Buổi sơ khai, Cổ Định - Tân Ninh (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) nằm nép mình dọc chân núi Nưa, nơi nữ tướng Triệu Thị Trinh dựa vào địa thế hiểm yếu làm căn cứ chiêu mộ nghĩa quân chống giặc Ngô. Về sau, người dân nơi đây tiến dần về hai bên bãi bồi sông Lưỡng Giang mà làm ăn, sinh sống. Cổ Định có nền văn hóa lâu đời, được xem là vùng đất thiêng, địa linh nhân kiệt…

Di tích Am Tiên (xã Tân Ninh, Triệu Sơn) nằm trên đỉnh cao nhất của ngọn núi Nưa (núi Na hay còn gọi là Na Sơn). Nơi đây trở thành một trong những trung tâm du lịch tâm linh của quốc gia. Đền thờ Bà Triệu, huyệt đạo thiêng cùng những câu chuyện huyền bí, những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trên đỉnh Ngàn Nưa đang ngày ngày thu hút hàng vạn du khách thập phương tìm về.

Huyệt đạo thiêng
Núi Nưa thuộc 3 huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh (Thanh Hóa), được xếp liền kề nhau bởi 7 phiến núi tạo nên Ngàn Nưa trùng điệp, uốn mình như thế rồng lượn. Am Tiên là đỉnh cao nhất của Ngàn Nưa. Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, cho dựng trên núi một ngôi chùa công đức lấy tên “Bích Vân Cung Tự”, tục gọi là chùa Am Tiên.
Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhân dân trong vùng Cổ Định - Tân Ninh tưởng nhớ công ơn của Vua Bà và các tướng lĩnh, đã lập đền thờ Bà Triệu dưới chân núi Nưa, đồng thời xây dựng, khôi phục Am Tiên trên đỉnh núi.
Cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm, địa phương tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên, đồng thời tổ chức lễ mở “cổng trời” trên đỉnh núi Nưa lồng lộng gió. Nơi mở “cổng trời” là vị trí cao nhất của đỉnh núi, cao so với mặt nước biển hơn 500 m, là vị trí huyệt đạo của nước ta.
Chuyện ở huyệt đạo thiêng
Đường lên Am Tiên cheo leo, hiểm trở trước kia
Ngàn Nưa - Am Tiên có sức hút kỳ lạ đối với không chỉ người dân quanh vùng mà với cả du khách thập phương. Từ những ngày đầu năm mới, hàng nghìn du khách rồng rắn lên Am Tiên. Đường lên núi dài gần 4 km, cheo leo, vòng vèo, hiểm trở, nhiều đoạn dốc cao trên 15 độ và những khúc cua tay áo, chỉ sơ sẩy là rơi xuống vực sâu, nếu đi bộ phải mất hơn 2 giờ, đi xe máy khoảng hơn 30 phút.
Huyệt đạo thiêng ở giữa một bãi đất bằng phẳng, bốn mùa mây la đà bao phủ. Ngày trời quang mây tạnh, từ đây có thể trông thấy làng mạc trù phú, những cánh buồm thong dong ngoài biển đông, đưa tay lên tưởng như chạm vào bồng bềnh mây.
Ông Lê Bật Thắng, một trong những người trông coi Am Tiên, giới thiệu: "Đất nước ta có 3 huyệt đạo thiêng. Một là ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), hai là ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và ba chính là chỗ này (tức Đền Am Tiên). Đây được xem là nơi năng lượng vũ trụ của trời và đất giao hòa, chính là 1 trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước ta.
Theo sự chỉ dẫn của ông Thắng, hàng trăm du khách được trải nghiệm và cảm nhận hiện tượng kỳ lạ. Mọi người đứng vào giữa huyệt đạo, thả lỏng cơ thể, mắt nhắm lại, tập trung mọi suy nghĩ lên đôi mắt. Khoảng 2 - 3 phút sau, từ màu tối, dần dần sẽ cảm nhận mắt chuyển thành màu đỏ rực. Chị Hoa, một du khách ở tỉnh Ninh Bình, sau khi mở mắt ra, vừa lấy tay dụi mắt vừa xuýt xoa: Kỳ lạ thật, không tin được nếu mình không trải nghiệm…
Du khách sau khi thành kính thắp hương, đứng giữa trời đất vái 4 phương, họ ngồi xuống đặt tay lên 3 phiến đá xếp giữa huyệt đạo, nhắm mắt lại và lầm rầm cầu xin. Được biết, họ làm như vậy với mong muốn được tiếp thêm một chút năng lượng, sinh khí từ trời đất vào cơ thể.
Du khách sờ tay vào phiến đá giữa huyệt đạo thiêng

Du khách sờ tay vào phiến đá giữa huyệt đạo với mong muốn được truyền 
năng lượng từ trời đất

Chuyện giếng tiên, rắn thần
Một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ không giải thích được trên đỉnh Ngàn Nưa, đó là xuất hiện giếng nước trên núi, thường được gọi là giếng tiên. Trên độ cao hơn 500 m không suối, không khe lại có thủy tụ. Không ai xác định được giếng này có từ khi nào. Dân gian vẫn tương truyền, sự chuyển động của vũ trụ tạo ra vết nứt trên đá, dần dần vết nứt rộng ra tạo thành giếng. Nơi đây được cho là giếng mà Bà Triệu và nghĩa quân lấy nước sử dụng hàng ngày. Cũng có truyền thuyết cứ tối tối lại thấy các tiên nữ tắm nên gọi là giếng tiên?!
Nơi được xem là huyệt đạo quan trọng nhất của đất nước
Nơi được xem là huyệt đạo quan trọng nhất của đất nước.

Trước kia, giếng chỉ là một hố sâu chừng 3 - 4 m, rộng hơn 1 m. Do du khách ngày một đông, ai lên Ngàn Nưa - Am Tiên cũng ghé thăm và múc nước giếng đem về; để giữ vệ sinh cho nước giếng nên những người trông coi đền đã kè giếng bằng đá. Lòng giếng rất cạn, từ trên nhìn xuống đã thấy đáy, nhưng nước giếng cứ trong veo, đầy ăm ắp, không bao giờ vơi cạn dù cho hạn hán kéo dài.
Bà Nguyễn Thị Nhung (TP Thanh Hóa) năm nào cũng lên Am Tiên, cho hay: "Nước giếng tiên không phải nấu, cứ thế múc lên mà uống, không lo đau bụng. Chúng tôi còn xin về, dùng nước này để dành dâng lên tổ tiên, ông bà ngày rằm, mùng một hàng tháng”.
Ông Lê Bật Sơn, người trông coi đền Am Tiên, kể cho chúng tôi nghe chuyện có thật ở Am Tiên. Đó là việc xung quanh đền thường xuyên xuất hiện rắn. Nhiều khách thập phương cũng đã tận mắt chứng kiến con rắn nằm ở đền Bà Triệu.
Ông Sơn kể: Đêm mùng 1 Tết Kỷ Sửu (2010), “ông rắn” to bằng cổ tay, dài hơn 1 m bò vào mép bức tường hoa ngay trước sân đền thờ Bà Triệu và nằm cuộn tròn tại đây. Sau đó “ông rắn” bò vào ban thờ, đến ngày mùng 3 Tết thì bò lên mái đền, phía trên bệ thờ và nằm vắt vẻo trên đó.
Lạ là hơn 1 năm, “ông rắn” chỉ nằm ở một tư thế, không thấy “ông rắn” bò đi kiếm ăn, cũng không gây hại và cắn ai bao giờ. Vào một ngày giữa tháng 3/2012, ông Sơn vào đền thắp hương thì thấy “ông rắn” đã “đi” từ lúc nào không biết.
Phiến đá nặng hàng tấn hình voi phục tại Am Tiên
Phiến đá nặng hàng tấn hình voi phục tại Am Tiên.


Những chuyện khó tin
Dưới chân núi Nưa, cả một vùng đất rộng lớn thuộc 3 huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh chính là mỏ quặng crome khổng lồ (một loại kim loại màu quý), từ những năm đầu thế kỷ 20 được người Pháp đánh giá có trữ lượng khoảng 20 - 30 triệu tấn. Chuyện có thật xảy ra với cán bộ, công nhân một Cty chuyên khai thác quặng crome khiến họ hoang mang, sợ hãi.
Kể về tai nạn kinh hoàng xảy ra đã hơn 1 năm, anh D, cán bộ kỹ thuật của Cty, vẫn không hết bàng hoàng và đượm buồn. Vào một ngày giữa năm 2011, anh D phát hiện dưới hố khai thác quặng (độ sâu khoảng 10 m) có một vật lạ. Sau khi anh D gột rửa hết bùn đất thì thấy đấy là một khúc gỗ hình thù giống con chó đang chạy, màu nâu bóng nhoáng. Thấy đẹp, anh D đem vật đó về phòng mình ở khu tập thể Cty, định đem về nhà. Cũng không nhớ vì lý do gì anh D để vật đó lại nhà người bạn thân trên đường về quê.
Được ít hôm, hơn 10 người trong Cty cứ hết người này đến người khác bị tai nạn. Người tự đâm vào đống đất, đá, kẻ tự va vào cột điện bên đường rồi ngã. Người nhẹ thì gãy chân, tay, nặng thì chấn thương sọ não. Người bạn thân của anh D bị ngã khi đang trên đường đi làm về.
Anh D bị nặng nhất. Đang trên đường chở bạn gái đi chơi Sầm Sơn về, xe máy của anh D bị chiếc xe 7 chỗ từ phía sau chồm tới. Bạn gái anh D thiệt mạng tại chỗ. Anh D bị chấn thương sọ não, sau mấy tháng điều trị từ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa chuyển ra Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), may mắn thoát chết. Cả Cty lúc đó cứ nháo nhào lên. Người ta xôn xao việc Cty khai thác quặng, động đến đất thiêng, hoặc có ai lấy vật gì của đền, phủ… nên bị phạt?!
Tình cờ, có người phát hiện và nói cho biết vật bằng gỗ chính là vật thờ cúng của Đền Nưa - Am Tiên bị thất lạc. Giữa lúc anh D và một số người đang còn nằm điều trị tại các bệnh viện thì người của Cty đã phải đem vật đó làm lễ và xin đưa “ngài” lên Am Tiên… Lạ kỳ thay, từ ngày “ngài” được trả về đền, mọi người trong Cty lại “tai qua nạn khỏi”.
Không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có chuyện thánh thần quở phạt như mọi người suy luận?!

Vẻ đẹp hùng vĩ và lịch sử Hang Từ Thức (Thanh Hóa)

Thanh hóa có nhiều động nổi tiếng như động tiên sơn hang từ thức và bắt đầu Từ Thủ Đô Hà Nội, vượt 120 Km theo đường quốc lộ 1A, đến trung tâm thị xã công nghiệp Bỉm Sơn, rẽ trái theo đường Hà Lan đi về hướng đông 18 Km, hoặc từ tỉnh lỵ Thanh Hóa đi ra hướng Bắc, đến cây số 25, gặp quốc lộ 13, rẽ theo hướng Đông Bắc, đến xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, quê hương của quả d­ưa hấu với truyền thuyết Mai An Tiêm và cũng là nơi sản sinh ra loại chiếu cói nổi tiếng "chiếu Nga Sơn", là ta đến động Bích Đào, hay còn gọi là hang Từ Thức với câu chuyện Từ Thức lên cõi Tiên đầy thi vị. 

Vẻ đẹp hùng vĩ và lịch sử Hang Từ Thức (Thanh Hóa)


Động Bích Đào, dấu tích của chàng Từ Thức du tiên thuở x­a, nằm trên hệ thống núi đá vôi được kéo dài từ Tam Điệp đến cửa Thần Phù (Nga Sơn, Thanh Hóa). Đi vào lòng động, nhũ đá nhỏ xuống, đụn nhũ nhô lên, tạo nên cảnh trí huyền ảo với nhiều dáng hình gây trí tưởng tượng kỳ thú: Này đây"đụn gạo","kho tiền", này kia "bồn muối", vườn cây ăn trái có đủ các loại hoa trái, cây cỏ. Rồi "mâm xôi", "thủ lợn", rồi "phường bát âm" là những nhũ đá, vách đá nhô ra, gõ vào tạo nên thứ âm thanh thú vị. Rồi "bàn cờ tiên", một bàn đá bằng phẳng có đầy đủ các quân cờ, đường kẻ...như­ thể chàng Từ Thức cùng các ch­ư  tiên tỉ thí với nhau ở đây vừa đứng dậy đi ngao du đâu đó.Đi sâu vào chút nữa, chếch về phía trái, ta gặp vũng nước trong vắt, mát rư­ợi, đầy những hòn cuội trắng xinh. Kế bên là "ao bèo" (bằng đá) với những lớp "bèo" cũng bằng đá, bồng bềnh điểm những chùm hoa trắng, lục. Rồi những nhũ đá hình rồng chầu, ếch tọa v.v...
Vẻ đẹp hùng vĩ và lịch sử Hang Từ Thức (Thanh Hóa)

Vẻ đẹp hùng vĩ và lịch sử Hang Từ Thức (Thanh Hóa)

Cuối động cũng có "đường lên trời", lại có "đường xuống âm phủ". Theo những bậc đá đều nhau ở "đường lên trời", ta gặp một khoảng không gian in bóng trời xanh đầy thi vị, ấy là ta đã lên tới đỉnh núi. Tương truyền là nơi Từ Thức cùng các nàng tiên đi thưởng ngoạn cảnh trời, mà những nhũ đá nhô ra cũng mang dáng của những "giá áo","giá mũ" của chàng khi chàng dừng chân ở đây. Còn "đường xuống âm phủ" cũng chính là một cửa hang ăn sâu xuống lòng núi, với những bậc đá ghập ghềnh, tối tăm, ẩm ư­ớt, hun hút , nhiều ngách, nhiều lối khiến ai bạo dạn cũng chỉ xuống được vài bước rồi phải choài lên.        
Truyền thuyết Từ Thức lên tiên và đặc biệt là cảnh trí kỳ thú của động Bích Đào đã từng là nơi hấp dẫn đối với nhiều tao nhân, mặc khách, nhiều nhân sĩ, hiền nhân: Nguyễn Trung Nhạn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng...Ở đây, ngay khi mới bước vào cửa động, chúng ta đã được chiêm ngưỡng bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn khắc trên một phiến đá. Đã mấy trăm năm trôi qua, nét chữ vẫn còn sắc như­ mới khắc.  
       
Vẻ đẹp hùng vĩ và lịch sử Hang Từ Thức (Thanh Hóa)

Động Bích Đào - hang Từ Thức vừa được Nhà nước công nhận là danh lam thắng cảnh của đất nước, chắc chắn sẽ càng trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách gần xa trong thời kỳ đổi mới.

Chùa Kênh - Thanh Hóa: Nơi ghi dấu công tích cha ông

Chùa Kênh Xứ Thanh: Nơi ghi dấu công tích của cha ông đang được đầu tư xây dựng (19/03/2013)

Cách đây khoảng 20 năm, tôi có dịp theo chân đoàn cán bộ của ngành Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa về xã Quảng Hùng, huyện Quảng Xương khảo sát, nghiên cứu tấm bia cổ còn sót lại ở Chùa Hưng Phúc ( còn gọi là chùa Kênh) để lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích Quốc gia cho ngôi chùa này. Với giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và tư tưởng của tấm bia cổ, theo đề nghị của tỉnh Thanh Hóa ngày 4/9/1995  Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã quyết định xếp hạng Quốc gia di tích bia chùa Kênh. Hiện nay, ngôi chùa đang được đầu tư xây dựng và theo nguyện vọng của Tăng ni, Phật tử và nhân dân, ngày 25/1/2013, Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa đã quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Nguyên Thường về trụ trì tại chùa.



Chùa Kênh - Thanh Hóa: Nơi ghi dấu công tích cha ông
Bia chùa Kênh.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, ngôi chùa này được xây dựng vào cuối mùa đông năm Giáp Tý niên hiệu Khai Thái nguyên niên ( Phật lịch 1868 - dương lịch 1324) thời vua Trần Minh Tông ( 1314 - 1329). Chùa là nơi thờ phụng đức Phật và thờ Thượng tướng Minh tự Lê Công An - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất ( năm 1285) dưới sự tổng chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; khi qua đời đã được triều đình gia phong " Đô Nguyên Súy vĩ thống quan, Đại thần trụ quốc, Đại tướng quân”, đây là một tước hiệu rất lớn dưới triều nhà Trần. 

Trải qua thời gian hàng trăm năm, với những biến cố của lịch sử khác nhau, chùa Kênh không còn nữa, chỉ còn duy nhất một tấm bia đá cổ được xem là một trong mười tấm bia thời nhà Trần còn lại ở Việt Nam. Tấm bia là một chứng tích khắc ghi chiến công chống trả quân xâm lược Nguyên - Mông của nhân dân ta đã diễn ra cách đây hơn 700 năm về trước. Bia cao 1,5 m, rộng 60cm, dày 24cm dựng trên lưng một con rùa bằng đá cao 0,42m. Cả hai mặt bia đều khắc chữ. Mặt trước hướng về Biển Đông. Trán bia hình vòng cung, chính giữa có 4 chữ - kiểu chữ triện khắc nổi xếp thành hai hàng: Hưng Phúc tự bi - Bia chùa Hưng Phúc ( tục gọi là chùa Kênh). Hai bên viền phân được trang trí bằng hình rồng trơn nhỏ dài, uốn khúc. Ngăn cách giữa trán và thân bia là một dãy hoa văn kiểu móc câu. Hai bên diềm bia là hàng hoa văn của dây. Chân bia là loại hoa văn hình sóng nước. Mặt sau không trang trí hoa văn, có khoảng 300 chữ do Vũ hội thôn Trường Tân khắc vào năm Tự Đức thứ 13(1859) với tiêu đề: "Trường Tân thôn Vũ hội trùng thuyên Tướng công bi ký” (Bài ký về việc khắc lại bia Tướng công của Vũ hội thôn Trường Tân).
Nhờ có văn bia này mà các nhà khoa học, nghiên cứu xác định được niên đại của văn bia mặt trước là vào năm Khai Thái đời Trần - 1324, khôi phục lại một số chữ đã bị mất, bị mờ hoặc nhẫm lẫn do khắc cùng năm với bài ký của mặt sau. Qua văn phong, bút pháp khẳng định, tác giả là người học rộng, tài cao, uyên thâm Nho giáo, am tường Phật học. Từng chữ, từng lời đều ẩn tàng điển tích hoặc của Phật hoặc của Nho giáo. Nhờ văn từ được khắc trên bia, dù không còn nguyên vẹn nhưng các thế hệ con cháu hôm nay biết được nhiều điều lý thú. Đặc biệt, chỉ với một đoạn văn ngắn ghi trong bia cũng có thể dựng lại cả một thời kỳ chống giặc ngoại xâm rất hào hùng oanh liệt của dân tộc, trong đó có sự đóng góp quan trọng của nhân dân Hương Yên Duyên.
Chùa cũ không còn. Nhưng cũng như các ngôi chùa khác, chùa Kênh không những là nơi ghi dấu công lao to lớn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, mà là một công trình kiến trúc dùng cho việc thờ Phật. Do đó, chùa Kênh đã gắn liền và có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần của người dân xã Quảng Hùng từ xa xưa đến nay cũng như nhân dân các vùng lân cận. Để khôi phục lại ngôi chùa với  các giá trị lịch sử, văn hóa của nó, đồng thời thể theo nguyện vọng của các tín đồ Phật giáo và của nhân dân, trong nhiều năm qua các cấp chính quyền, các ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa, huyện Quảng Xương và xã Quảng Hùng đã tiến hành đầu tư cho việc xây dựng ngôi chùa bề thế, khang trang. Hiện nay, ngôi chùa đang bắt đầu xây dựng, ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước còn có sự chung tay đóng góp và công đức của những tấm lòng hảo tâm của các Tăng ni, Phật tử trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, với sự đồng ý của UBND tỉnh Thanh Hóa, Ban trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa đã bổ nhiệm Đại đức Thích Nguyên Thường, người đã nhiều năm tu học tại chùa Thanh Hà ( phường Trường Thi - TP Thanh Hóa) về trụ trì, điều hành mọi hoạt động tín ngưỡng tôn giáo Đạo Phật tại chùa Kênh. Tâm sự với chúng tôi, Đại đức Thích Nguyên Thường cho biết: "Được Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa bổ nhiệm về trụ trì chùa Kênh, đó là niềm  tự hào, niềm vinh dự rất lớn đối với tôi. Với một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, ghi dấu chiến công to lớn của dân tộc ta trong một thời kỳ lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, điều đó cũng đặt ra cho tôi những trăn trở là làm sao phải gánh vác cho tốt để xứng đáng với các bậc tiền nhân và lòng tin tưởng của các cấp lãnh đạo, của các Tăng ni, Phật tử đã giành cho tôi”. Cũng theo Đại đức Thích Nguyên Thường, hiện nay chùa đang được xây dựng với một quy mô lớn, sẽ là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng là nơi hướng dẫn cho Tăng ni, Phật tử tu tập theo pháp môn tịnh độ tông của nhân dân do đó có sự quan tâm, động viên rất lớn cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước, của người dân. Để chùa sớm đi vào hoạt động, đồng thời để giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của chùa Kênh, trong thời gian tới rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp và của những tấm lòng hảo tâm ở mọi miền đất nước ủng hộ nhà chùa.
Được biết, vào các ngày 19 - 20 – 21 tháng 3/2013 ( tức ngày 8 – 9 – 10 tháng 2 năm Quý Tỵ) tại chùa Kênh sẽ diễn ra nhiều hoạt động hết sức có ý nghĩa như chương trình ca nhạc đặc sắc với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng ( tối 19/3) để gây quỹ xây dựng khu di tích nhân dịp lễ hội truyền thống, khóa lễ cầu an, thuyết pháp, công bố quyết định bổ nhiệm Trụ trì và Đúc Đại Hồng Chung.
Tọa lạc ở một vùng đất có dấu tích lịch sử, văn hóa lâu đời và sự phát triển vượt bậc của miền quê Quảng Hùng hôm nay, chùa Hưng Phúc (chùa Kênh) không chỉ lưu giữ các giá trị về Phật giáo mà còn có ý nghĩa trong việc ghi dấu công tích một giai đoạn lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của cha ông ta do đó việc tôn tạo, xây dựng lại chùa là một việc làm cần thiết và hết sức có ý nghĩa.

Những bí ẩn xung quanh thành nhà Hồ

Thanh hóa có nhiều di sản thế giới nhưng thành nhà Hồ (Thanh Hóa) ẩn chứa rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải, trong đó có chuyện thời gian, kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá bị mất đầu và ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao… 

Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly cho xây vào mùa xuân năm 1397, còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong khoảng 7 năm, từ 1400 đến 1407.
Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tĩnh đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng thành trì, chuẩn bị cho việc định đô. Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay thuộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng người trong thiên hạ xa lánh, đoạn tuyệt với nhà Trần.
Vùng đất được chọn có địa thế hiểm yếu, có đường đi từ Bắc vào Nam và sang Lào. Xung quanh được án ngữ bởi nhiều ngọn núi cao, hai mặt nam, bắc có sông Mã và sông Bưởi chảy qua.
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 20 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.
Cổng Nam thành nhà Hồ
Cổng Nam thành nhà Hồ, đây là cổng chính, lớn nhất dẫn vào Hoàng thành.

Theo sử sách ghi lại trong thành có nhiều công trình như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu... rất nguy nga, tráng lệ chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Tuy nhiên, trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại với rất nhiều tác động của thiên nhiên và con người, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy.
Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, kiến trúc của Thành nhà Hồ rất khoa học, với các phiến đá được đục đẽo vuông vức, công phu xếp đan xen theo hình múi bưởi để tránh rung chấn lớn như động đất. Giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua dù chịu rất nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Điều đặc biệt là công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc như vậy mà quá trình xây dựng chỉ vỏn vẹn ba tháng (từ tháng 1/1397 đến tháng 3/1397).
Thời ấy chưa có công nghệ vận chuyển hay ghép đá gắn xi măng, vậy làm sao để những bức tường thành được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay? Điều gì đã giúp người thợ xưa với công cụ thô sơ lại có thể vận chuyển và xây nên tường thành bằng những phiến đá khổng lồ?
Câu trả lời được hé lộ phần nào khi người ta tìm thấy hàng trăm viên bi đá lớn (bằng quả bóng đá), nhỏ (bằng quả cầu mây) trong nhiều lần khai quật khảo cổ. Việc tìm thấy những viên bi đá này giúp củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác (cách vị trí xây thành hàng chục km). Kết hợp với tời và đắp đất, người ta đã đưa những phiến đá lên cao để xây thành.
Ngoài kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá mất đầu cũng là câu hỏi hiện chưa có lời giải thỏa đáng. Nằm ở trung tâm tòa thành, hai con rồng mất đầu nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Nhà Hồ thất thủ, đôi rồng đá mất tích bí ẩn. Năm 1938, tượng rồng đầu tiên được một nông dân phát hiện khi đang cày ruộng trong thành. Cho rằng đã là tượng rồng ở cung vua thì nhất thiết phải có cặp nên các chức dịch trong làng đã cho đào bới khắp vùng mới tìm được tượng rồng đá thứ hai.
Những bí ẩn xung quanh thành nhà Hồ
Đôi rồng đá bị mất đầu hiện được đặt ở trung tâm tòa thành. Hai con rồng nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc.

Cặp rồng được chạm khắc rất tỉ mỉ. Thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, phủ kín vảy. Rồng có bốn chân, mỗi chân ba móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn phần bờm dài lượn chín nếp. Các khoảng trống dưới bụng và ô tam giác ghép thành bậc đều được chạm hoa cúc và móc hoa lượn mềm.
Theo nhiều nhà nghiên cứu điêu khắc, đôi rồng này là loại được chạm khắc trên thềm bậc của các cung điện như hiện thấy ở điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa).
Ai đã chặt đầu rồng, câu hỏi này có nhiều lý giải. Người cho rằng sau khi xâm lược, quân Minh đã chặt đầu rồng, biểu tượng quyền lực của nhà Hồ để thể hiện sự diệt vong của vương triều này. Lại có người cho rằng việc này là do những người bất đồng chính kiến với nhà Hồ gây ra.
Lại có ý kiến rằng thời kỳ mới chiếm đóng Việt Nam, người Pháp bắt dân trong vùng hàng tháng, hàng năm phải trải chiếu hoa trên con đường dẫn tới đôi rồng đá. Người dân bức xúc nên chặt đầu rồng? Còn một cách lý giải lưu truyền trong dân gian rằng có thời kỳ làng Xuân Giai (nằm ở cổng Nam, thuộc xã Vĩnh Tiến) thường xuyên bị cháy nhà. Người dân cho rằng do rồng quay đầu về làng phun lửa gây cháy nên đã chặt đầu rồng.
Người dân xứ Thanh còn truyền tai câu chuyện nhuốm màu giang hồ như sau. Nghe đồn trong mắt rồng ở cung cấm thường được vua chúa cho yểm rất nhiều vàng ngọc châu báu, một đêm lợi dụng lúc trời đổ mưa như trút nước, trong thành hoang vắng không bóng người qua lại, hàng chục đạo tặc bí mật chặt đầu đôi rồng mang đi xa đập nát để tìm ngọc quý. Cũng chẳng ai nhớ đó là năm nào.
Tiến sĩ Phạm Văn Đấu (Hội sử học Thanh Hoá) đánh giá đôi rồng đá ở thành Tây Đô thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất hiện còn lại ở Việt Nam. Đôi rồng thể hiện nghệ thuật chạm khắc thời Trần lúc hưng thịnh với đặc điểm khỏe khoắn, đầy đặn. “Sử cũ không ghi chép cũng không ai biết đôi rồng đá bị mất đầu từ bao giờ, nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta, quân Minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận”, tiến sĩ Đấu nói.
Xung quanh ngôi thành đá hơn 600 năm tuổi vẫn còn vô số bí ẩn đang chờ giải mã. Mới đây nhất, trong quá trình tôn tạo, phục dựng di tích đàn tế Nam Giao thuộc di sản thành Nhà Hồ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ngôi mộ táng khổng lồ, bên trong có bộ xương còn tương đối nguyên vẹn.
Bộ xương ở tư thế nằm ngửa, được đặt trong bia mộ quây bằng đá. Vị trí của ngôi mộ đá này nằm dưới lòng bức tường bao vòng ngoài của đàn tế Nam Giao, sát chân núi Đốn Sơn. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận định, đây là bộ xương trâu. Nhưng vì sao lại mai táng trâu ở vị trí trang trọng là đàn tế, nơi được coi là chốn linh thiêng, thì vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao Thanh Hóa
Mới đây, các nhà khảo cổ còn phát hiện một ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao, bên trong là bộ cốt trâu còn nguyên vẹn

Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho rằng đối với người phương Đông, quan niệm “tam sinh” (ba vật dùng trong lễ tế thần gồm trâu, dê, ngựa) đã trở thành luật bất thành văn và ăn sâu trong lòng người Việt. Rất có thể trước khi khởi dựng đàn tế, Hồ Quý Ly đã cho cúng trâu để tế thần linh. Mặt khác, xứ Thanh thuộc hạ lưu sông Mã, là vùng canh tác lúa nước màu mỡ phì nhiêu hàng nghìn năm nay, nên con trâu luôn được đánh giá cao. Hồ Quý Ly cho cúng tế thần linh bằng trâu với mong muốn dân được no đủ, mùa vụ bội thu.
Hiện ngôi mộ đá táng trâu vẫn nằm nguyên vị trí cũ. Theo kế hoạch tới đây số cốt xương của con trâu được tế lễ hơn 600 năm về trước sẽ được khai quật toàn bộ. Mô hình mộ đá sẽ được dựng lại để đảm bảo thống nhất toàn vẹn của di tích đàn tế trong quần thể di sản Thành nhà Hồ.

Huyền thoại thác thiêng Ma Hao - Thanh Hóa

Thác Ma Hao còn có tên là thác “chó ngáp” ở xã Trí Nang (Lang Chánh - Thanh Hoá), đây là một trong những điểm đến “khó nhằn” của những cung đường miền núi xứ Thanh. Nhưng nếu đã vượt qua bước đường dữ dội đến với Ma Hao, hoà mình vào dòng nước mát lành thì những khó nhọc như tan biến hết.
Huyền thoại thác thiêng Ma Hao - Thanh Hóa
Thác Ma Hao không chỉ đẹp mà còn là thác thiêng của đồng bào dân tộc Thái bản địa
 Đi theo đường mòn Hồ Chí Minh đến huyện Lang Chánh, hẳn không ai không muốn vào thác Ma Hao huyền thoại đã đi vào lịch sử dân tộc gắn liền với tên tuổi của vua Lê Lợi. Từ trung tâm huyện Lang Chánh, để vào được thác Ma Hao không khó, nhưng cần kiên nhẫn bởi cung đường trơn trượt, nhiều ngã rẽ dọc ngang nhưng không có ai để hỏi. Cảm giác ấy khiến những ai muốn khám phá đều chống chếnh trước núi rừng rộng lớn. Nhưng khi càng tiến gần tới thác, tiếng nước đổ vang động núi rừng là tín hiệu và là “lời mời” chào đón. Một đoạn đường khá dài để bạn đi bộ thử “độ cứng” của chân. Xuyên qua một cánh rừng già đầy ắp những gỗ pơ mu, Ma Hao hiện ra với độ cao bất ngờ. Dòng thác đổ trắng xoá như dải áo dài thiếu nữ khiến con người mê mẩn. 
 vẻ đẹp của những cánh rừng già nguyên sơ, hùng vĩ...
Trên đường đi, ngược dòng nước mát trong veo, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh rừng già nguyên sơ, hùng vĩ...

Những người cao tuổi ở xã Trí Nang kể rằng: Vào thế kỷ 15, người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Lê Lợi và đoàn quân của ông bị giặc bủa vây phải rút quân lên núi Chí Linh để củng cố lực lượng. Quân giặc truy sát ráo riết. Lê Lợi cùng quân lính mang theo một con chó chạy từ đỉnh núi Pù Rinh xuống, người và vật đã kiệt sức vì mệt thì gặp một thác cao chảy xiết. Vì quân giặc đuổi sát phía sau nên Lê Lợi và quân lính phải mạo hiểm đầm mình vượt thác qua bờ bên kia. Còn con chó do sức đã kiệt mà suối lại rộng không thể theo được chỉ đứng ngáp. Khi quân giặc đuổi đến, con chó liền quay lại cắn xé đàn chó của giặc rồi nhảy xuống dòng nước mà chết, đủ thời gian cho nghĩa quân Lam Sơn trốn kịp. Khi quân giặc rút đi, Lê Lợi sai quân lính tìm xác con chó quý của mình và truyền lệnh chôn cất nó tử tế. Từ đó, thác có tên theo tiếng người Thái là Má Háo, đọc chệch đi là Ma Hao - tức là chó ngáp.

 vẻ đẹp của những cánh rừng già nguyên sơ, hùng vĩ...
Dọc theo những rừng luồng ngút ngàn, du khách được thả hồn trong bầu không khí trong lành trước khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng thác Ma Hao.
 

Cho đến nay, thác Ma Hao vẫn còn rất nguyên sơ, chưa bị bàn tay con người can thiệp vào nên đem lại cho người đến thưởng lãm cảm giác hoà cùng rừng núi nước non. Nước thác Ma Hao rất mát và ngọt, nếu đã đến đây thì khó ai có thể cưỡng lại cảm xúc tuyệt vời mà Ma Hao đem lại.


chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng thác Ma Hao
Dòng thác bắt nguồn từ trên núi cao, đổ xuống nhiều tầng đá và len lỏi qua những cánh rừng với chiều dài khoảng 2km.
chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng thác Ma Hao
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú nơi đây.

Chân Giò Hon

Các du khách được biết đến với món chân giò hon là món ăn vùng đô thị trong thời tiết trời se lạnh. Miền Trung nắng nóng giá rét là trường hợp hãn hữu. May ra chỉ có mấy tỉnh Bắc phần Trung Bộ từ Thanh Hóa trở vào đến Thừa Thiên Huế là còn có trời đông giá lạnh. Qua đèo Hải Vân vào Quảng Nam Đà Nẵng cái rét càng hiếm hoi, bởi thế món chân giò hon không hợp khẩu vị người ăn nữa.

Miền Bắc tuy lạnh nhưng lại ít nấu hon mà hay dùng món chân giò nấu giả cầy xem chừng “mạnh mẽ” hơn bởi nhiều chất cay chua, nhiều riềng lắm nghệ, cả mẻ cả mắm tôm lẫn rau răm rau ngổ hợp với thực đơn mùa đông phương Bắc. Còn món chân giò hon có vẻ “yếu ớt” ít tỏi ít riềng chẳng có gì cay lắm nên có vẻ xa lạ với bếp gia đình nhất là đối với nền ẩm thực Hà Nội
.


Chân Giò Hon

Thực ra thì chân giò hon rất ngon không béo ngấy như chân giò ninh măng hay chân giò nụ mị hay chân giò hầm hành. Chân giò hon nguyên liệu không nhiều lại có hạt sen hạt dẻ lạc nhân toàn những phụ gia bổ mát dễ tiêu, gia vị toàn là hạt tiêu riềng củ dễ ăn ít cay nóng. 

Làm món chân giò hon cũng đơn giản dễ thực hiện. Tất cả chỉ có hai công đoạn: phần đầu là chọn hạt sen khô màu trắng luộc chín bở, lạc luộc chín tới, bóc bỏ vỏ lục, cà rốt gọt vỏ thái hạt lựu to, nấm hương ngâm mềm, cắt bỏ chân cái to thái đôi ba, hành củ khô bóc vỏ. Tất cả 5 thứ nguyên liệu phụ đưa ướp đường, muối, hạt tiêu. Phần thứ hai là cạo sạch chân giò chặt miếng to bằng bao diêm, ướp hành tỏi băm nhỏ trộn với hạt tiêu nước mắm ngon, một chút rượu trắng (độ 10 ml) và nước riềng đổ ngấm khoảng chừng 20 phút.
Đến giai đoạn nấu: đun mỡ nóng già rồi cho thịt chân giò vào rán qua sau đổ ngập nước đun đều lửa cho tới khi chân giò chín hẳn mới đổ các thứ hạt sen, lạc luộc, cà rốt, nấm hương, hành củ đã ướp lên trên thịt, đậy vung đun tiếp cho chín nhừ, nêm mắm muối hạt tiêu rau mùi ăn nóng.
Bát chân giò hon thế là thực hiện xong hình như cũng dễ làm, người mới tập nấu cũng chẳng khó khăn gì. Bữa cơm ngày chủ nhật, mua một chiếc chân giò chừng 8 lạng và 50 gam hạt sen là gọn bữa, vừa có món ngon thơm nổi mùi hạt tiêu, vị ngọt đậm, thịt chín nhừ, nước sánh đặc ăn với bánh mì hoặc bún chẳng tốn kém là bao nhiêu, cả nhà quây quần ăn no, bỏ bữa cơm trưa vừa thấy ngon miệng vừa đầm ấm hạnh phúc gia đình.
dùng tiêu xay thường nhưng đừng xay nát quá mất ngon, thêm một muỗng súp nước mắm, chút xíu đường, xíu muối, hạt nêm. Đảo cho thịt ngấm gia vị, để trên bếp chừng 10 phút cho thịt ngấm đều, nêm lại cho vừa miệng, nhấc xuống dùng nóng với cơm rất ngon.

Ấn tượng với khai trương mùa du lịch hè Sầm Sơn năm 2013

Sầm sơn Thanh hóa là điểm hẹn lại lên với tối ngày 28/4, bên bờ biển thơ mộng (bãi tắm B), Thị xã Sầm Sơn đã long trọng tổ chức khai trương mùa du lịch 2013 với chủ đề “Sầm Sơn điểm hẹn”. Đây là hoạt động mở đầu tuần văn hóa du lịch Sầm Sơn năm 2013.
Ấn tượng với khai trương mùa du lịch hè Sầm Sơn năm 2013
Chương trình nghệ thuật “Sầm Sơn điểm hẹn 2013”.
Tham dự lễ khai trương hè Sầm Sơn năm nay có các đồng chí: Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Ngọc Lâm, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Tiên Phong, Phó Bí thư  Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông – Vận tải); các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố, các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền Thị xã, các tổ chức đoàn thể chính trị trên địa bàn Thị xã cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương.
Đồng chí Trịnh Huy Triều – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Thị xã Sầm Sơn khai mạc lễ hội. Đồng chí nhấn mạnh: Với tiềm năng, lợi thế của đô thị ven biển và truyền thống cách mạng, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng sự nỗ lực, quyết tâm, chung sức của cả hệ thống chính trị, của đông đảo các tầng lớp nhân dân, diện mạo đô thị du lịch Sầm Sơn ngày càng đổi mới theo hướng văn minh – hiện đại. Các công trình thuộc kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp khang trang, chất lượng các dịch vụ ngày càng nâng cao. Du lịch đã thực sự trở thành ngành kinh tế chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Thị xã. Với mục tiêu nâng cao chất lượng du lịch, từng bước xây dựng đô thị du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện, tạo tiền đề đón chào năm du lịch quốc gia 2015 được tổ chức tại Thanh Hóa. Cấp ủy, chính quyền và nhân dân Thị xã Sầm Sơn đang quyết tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, nâng cao văn hóa giao tiếp, chất lượng dịch vụ du lịch, chú trọng đào tào nguồn nhân lực, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cải cách thủ tục hành chính thu hút các nhà đầu tư vào Sầm Sơn.
 Sau tiếng trống khai hội của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Văn Ninh, nhân dân và du khách gần xa đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc mang tên "Sầm Sơn điểm hẹn" với sự tham gia của hơn 100 ca sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên của Trung ương và của tỉnh. Đặc biệt trong lễ khai trương có các ca sỹ nổi tiếng như Anh Thơ, Lê Anh Dũng thể hiện những ca khúc ca ngợi Bác Hồ, quê hương biển Sầm Sơn và MC Mỹ Vân – Đài Truyền hình Việt Nam. Những màn trình diễn được kết nối liên tục, đan xen giữa những phần lời bình, lời dẫn cùng những phần hát múa, những phần giao diễn trên nền nhạc không lời hoặc các phần Vocalize. Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng đêm khai hội vẫn thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương.

thưởng thức Lễ  hội khai trương du lịch sầm sơn hè 2013
Đông đảo nhân dân và du khách đến xem và thưởng thức Lễ  hội khai trương du lịch.
Tuần văn hóa du lịch Sầm Sơn sẽ diễn ra từ ngày 28/4- 2/5, đây là sự kiện du lịch đặc biệt của Thị xã Sầm Sơn với nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch tiêu biểu, hấp dẫn và ấn tượng. Là dịp để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, nâng cao vị thế, uy tín của Sầm Sơn trong lòng bạn bè du khách trong nước và quốc tế, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của quê hương Thanh Hóa nói chung, thị xã Sầm Sơn nói riêng. Kết thúc Lễ hội khai trương mùa du lịch hè Sầm Sơn năm 2013 là màn pháo bông lộng lẫy sắc màu, hoành tráng bên bờ biển xanh rực rỡ .
                                  Một số hình ảnh ấn tượng trong lễ hội khai trương:
thưởng thức Lễ  hội khai trương du lịch sầm sơn hè 2013
Đồng chí Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn phát biểu khai trương du lịch Sầm Sơn năm 2013.

thưởng thức Lễ  hội khai trương du lịch sầm sơn hè 2013
 Một số tiết mục nghệ thuật ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
Màn pháo hoa rực rỡ sắc màu trong đêm hội khai trương du lịch Sầm Sơn 2013
Màn pháo hoa rực rỡ sắc màu trong đêm hội khai trương du lịch Sầm Sơn 2013.

Tưng bừng khai trương đêm hội du lịch Sầm Sơn hè 2013

Chào mừng kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2013) và kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1-5), tối 28-4-2013, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sầm Sơn long trọng tổ chức khai trương lễ hội du lịch Sầm Sơn năm 2013 với chủ đề “Sầm Sơn điểm hẹn”. Đây cũng là dịp để giới thiệu với bạn bè và du khách về thị xã du lịch Sầm Sơn trên đường đổi mới và hội nhập; tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của quê hương Thanh Hóa nói chung, thị xã Sầm Sơn nói riêng.

Tưng bừng khai trương đêm hội du lịch Sầm Sơn hè
Các đồng chí đại biểu của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương và tỉnh Thanh Hóa cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự đêm khai hội du lịch "Sầm Sơn điểm hẹn” 2013.

Năm nay, thị xã Sầm Sơn chỉ đạo công khai, tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng đúng giá niêm yết ở các cơ sở dịch vụ, kinh doanh; quan tâm thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch; tăng cường lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách; tổ chức các tua du lịch kết nối, đưa du khách đến tham quan các di tích, danh thắng trong tỉnh như Thành nhà Hồ, khu di tích lịch sử Lam Kinh, suối cá Cẩm Lương, Bến En...
Thị xã Sầm Sơn phấn đấu đón được hơn 2,3 triệu lượt khách, đạt doanh du du lịch 1.200 tỷ đồng trong năm 2013. 
Tưng bừng khai trương đêm hội du lịch Sầm Sơn hè 2013
Đồng chí Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai hội du lịch”Sầm Sơn điểm hẹn” 2013.

Sau tiếng trống khai hội của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, là những tiết mục văn nghệ đặc sắc ngợi ca Đảng, Bác Hồ; tình đất và người xứ Thanh cũng như lòng mến khách của miền quê giàu truyền thống cách mạng.

Những bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ mở màn cho chương trình văn nghệ khai hội “Sầm Sơn điểm hẹn” 2013,
tiếp theo là những ca khúc dạt dào sâu lắng về Sầm Sơn thân yêu.
Chương trình nghệ thuật được khép lại với phần biểu diễn “Sầm Sơn chào mùa hè mới”
Đêm khai hội “Sầm Sơn điểm hẹn” 2013 được kết thúc với màn bắn pháo hoa rực rỡ sắc màu.