Tôi không có cảm tình với những người Thanh Hóa đã từng tiếp xúc...

Khi trên mạng đầy rẫy những thông tin đa chiều nói về dân Thanh Hóa. Tôi ko hề lấy đó làm vui vẻ, nhưng rồi tôi cũng đã tiếp xúc và tôi hiểu vì sao? - một bạn trẻ có nick name hung...@gmail.com chia sẻ

Tôi không ủng hộ việc phân biệt vùng miền bởi nó gây chia rẽ, mất đoàn kết. Nhưng nếu nói là ác cảm, thì cũng có nguyên nhân của nó, như các cụ đã dạy “không có lửa thì làm sao có khói”. Đâu phải tự nhiên vô cớ mà người ta ghét dân tỉnh này, tỉnh nọ làm chi cho mệt. 

Thú thực, tôi cũng thường e dè, không có nhiều thiện cảm, thậm chí có những ấn tượng xấu với một số người Thanh Hóa. Các bạn đừng vội nói tôi là a dua, ghét theo phong trào, thấy người ta ghét dân Thanh Hóa thì cũng ghét theo. Bởi mới đầu tôi cũng không ác cảm gì với họ, nhưng sau đó chính bản thân tôi đã từng tiếp xúc, va chạm và chứng kiến những câu chuyện không hay về nhiều người Thanh Hóa thì mới dám tự rút ra kết luận cho riêng mình như thế.

 
Tôi không có cảm tình với những người Thanh Hóa đã từng tiếp xúc...
Một thông báo tìm người ở trọ cùng, trong đó có một điều kiện là "không phải quê Thanh Hóa".

Trong ngõ nhà tôi có một gia đình gốc Thanh Hóa. Khoảng một năm nay, khu dân cư chỗ tôi thực hiện thắp đèn buổi tối khắp các ngõ để cho sáng sủa, thuận tiện cho người dân đi lại và đảm bảo an ninh. Gia đình người Thanh Hóa kia ở ngay gần nơi mắc một bóng đèn nên dĩ nhiên nhiệm vụ bật đèn mỗi tối được giao cho họ. Ngoài chi phí lắp đặt ban đầu được chính quyền hỗ trợ, các hộ trong khu dân cư sẽ đóng tiền định kỳ để trả tiền điện cho hộ phụ trách bật đèn.

Bóng đèn tiết kiệm điện, bật từ tối hôm trước đến sáng sớm hôm sau nên chả tốn bao nhiêu tiền điện. Tiền điện đã nhận đủ nhưng gia đình này luôn luôn bật đèn muộn nhất và tắt đi sớm nhất. Khi các bóng đèn dọc con ngõ đã bật sáng trưng thì bóng đèn nhà này phụ trách vẫn chưa chịu bật khiến mọi người qua lại phải kêu ầm lên. Buổi sáng khi trời chưa nhìn rõ mặt người thì nhà này đã dậy sớm tắt điện đi làm mấy ông bà đi tập thể dục phản đối suốt ngày. Ai ý kiến cứ ý kiến, nhà này cứ thực hiện phương châm tranh thủ bật muộn, tắt sớm được chút nào hay chút đó. Thậm chí có nhiều đêm, khi không còn ai đi lại ngoài đường, nhà này lại lén tắt bóng đèn đi khiến khoảng ngõ chỗ đó tối thui.

Không chỉ riêng việc bật đèn, gia đình người Thanh Hóa này còn nổi tiếng cả khu là luôn trây ì, tìm cách trốn đóng tiền vệ sinh, tiền thu rác dù chẳng nhiều nhặn gì, chỉ vài chục ngàn đồng mỗi năm; và chẳng bao giờ biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Tổ trưởng dân phố, hàng xóm góp ý đủ kiểu họ vẫn cứ trơ ra không thay đổi. Mọi người chỉ còn biết ngán ngẩm nói với nhau.

Tưởng mấy ông bà già cổ lỗ sĩ nên vẫn giữ nguyên bản chất nhưng một số người Thanh Hóa trẻ tuổi tôi tiếp xúc cũng không mất đi được những tiếng xấu lưu truyền về người dân vùng mình. Chuyện là ở công ty tôi có hai cậu thanh niên người Thanh Hóa. Hai cậu này khi có việc gì cần nhờ vả thì ngọt sớt, nhưng chẳng ai nhờ lại được họ việc gì cả, lại còn chuyên đi nịnh sếp và nói xấu đồng nghiệp như đàn bà nữa.

Mỗi lần anh em trong công ty đi liên hoan, hai cậu này luôn tìm cách từ chối tham gia hoặc luôn có lý do chuồn trước khi cuộc vui sắp tàn để khỏi phải đóng tiền. Một lần, hai lần rồi nhiều lần như thế, mọi người cũng chán không muốn rủ nữa. Nhưng mà đấy là những lần đi ăn đóng tiền, còn những dịp liên hoan mà sếp mời hay có khoản thưởng gì đó, hai cậu này chẳng bao giờ vắng mặt và luôn ăn uống nhiệt tình từ đầu đến cuối, chẳng thấy về sớm nữa. Đúng là…

Một điều nữa khiến mấy cậu Thanh Hóa này bị mọi người trong công ty tôi ghét, chẳng ai muốn chơi cùng là cái tính tinh tướng, lúc nào cũng nghĩ là mình tài giỏi hơn người, vỗ ngực nhận mình là “hào kiệt xứ Thanh” để không coi ai ra gì. Vì vậy chẳng ai muốn chơi với hai cậu này nên họ đành… tự chơi với nhau.

Tưởng là đồng hương, tương đồng tính cách lại chơi thân với nhau nhưng hai cậu này cũng không ít lần đấu đá, “đâm lưng” nhau. Bình thường thì chả sao, nhưng mỗi khi có dự án hay cần thể hiện để ghi điểm với sếp là hai cậu này tìm đủ mọi cách triệt hạ nhau. Một lần, một cậu giả vờ vô tình làm đổ cốc cà phê lên bản thiết kế của cậu kia, thế là suýt đánh nhau to. Rồi cứ hễ cậu này được sếp khen là cậu kia đi khắp nơi nói xấu. Vốn biết tính cách mấy cậu này nên mọi người chẳng rỗi hơi quan tâm, bởi ai cũng biết “kiểu gì nó chẳng từng nói xấu mình”.

Nhân chuyện này, tôi nhớ có một lần đọc được ý kiến của một ông giáo sư người Thanh Hóa trả lời trên báo chí, đại ý là: Năm anh Thanh Hóa đi với nhau, bình thường thì vui vẻ không sao, nhưng hễ có một anh tỏ ra nổi trội, tài giỏi hơn là chắc chắn bốn anh kia sẽ quây vào dìm xuống. Đó là một nét tính cách cực xấu nhưng đặc trưng của người xứ Thanh.

Chỉ có hai cậu Thanh Hóa kia thôi mà đã bao lần làm công ty tôi ầm ĩ hết cả lên. Vậy nên chắc hẳn nhiều doanh nghiệp ở miền Nam tẩy chay từ đầu, không nhận lao động Thanh Hóa là có lý do chính đáng của họ. Mấy ông suốt ngày lôi kéo đánh nhau, rượu chè cờ bạc, làm thì lười lại hay quậy phá mà nhận vào thì có mà phá tan doanh nghiệp người ta.

Mà tôi thấy cũng lạ. Rõ ràng nhiều nét tính cách xấu của người Thanh Hóa đã rõ rành rành ra đấy, ngay cả nhiều người dân ở đây cũng phải thừa nhận, rồi doanh nghiệp người ta phải hãi hùng cấm cửa, thế mà cứ có ai động chạm đến mình là chưa biết đúng sai họ đã nhảy dựng lên phản ứng. Có người còn thách thức là “đã mang tiếng xấu thì hành động xấu luôn cho bõ” khiến hình ảnh dân Thanh Hóa càng trở nên xấu xí trong mắt người khác. Như bạn tên Tuấn người Thanh Hóa, tôi thấy bạn này vốn định thanh minh, kể lể về việc mình bị ghét "một cách vô lí" chỉ vì là người Thanh Hóa, nhưng đọc những gì bạn này chia sẻ và comment của mọi người ở dưới thì thấy không mấy người đồng cảm, trái lại, đa số đều lên án và cho rằng bạn Tuấn này đã tự thể hiện một hình ảnh chẳng đẹp chút nào.

Tôi nghĩ là không phải vô cớ mà người ta không ưa, người ta ghét, thậm chí là tẩy chay, nhiều bạn Thanh Hóa nên tự nhìn lại mình để thay đổi những tính xấu thì mới mong người ta bớt ác cảm.