Quê
ở làng Hội Triều, nay là xã Hoằng Phong, Hoằng Hoá. Ông đậu cử nhân năm
12 tuổi, đậu thứ 2 thi hội, không thi đěnh dưới triều Mạc Ðăng Doanh.
Ông có công trong việc khôi phục nhà Lê, được thăng tới thượng thư bộ
binh, tước Đạt quận công. Ông đă để lại các tác phẩm như Quan sử, Tân
quan văn kę phú...
Trịnh Khả (1399 - 1451) (Là con đường chạy song song đường Quang Trung nối giữa Nguyễn Huy Tự - Trần Cao Vân)
Người
làng Kim Bôi huyện Vĩnh Lộc. Ông là một trong 18 người có mặt trong hội
thề Lũng Nhai năm Bính Thân (1416). Khi Lê Lợi vây thành Nghệ An, ông
cùng Lê Văn Linh được cử làm tướng văn, tướng võ. Cùng với Lê Triện,
Ðinh Lễ đánh tan 5 vạn quân của Vương Thông ở Ninh Kiều, chặn đứng 2 vạn
quân của Mộc Thạnh ở ải Lę Hoa. Ông được phong tới chức Nhập nội thái
uý, běnh chương quân quốc trọng sự, thượng trụ quốc, được ban kim ngư
trang kim phù, tước Quốc thượng hầu. Tháng 9 năm thứ 9 (1451), đời vua
Lę Nhân Tông, ông cùng con là Trịnh Bá Quát bị hại, vì có kẻ gièm pha
với Thái hậu là cha con ông làm phản. Năm thứ 11 (1553), Lê Nhân Tông
coi việc triều chính khôi phục lại quan tước cho ông. Ðời Thánh tông
truy phong Hiển khánh vương
Hà Tông Huân (1697 - 1790)
Người
làng Kim Thành, huyện Yên Ðịnh, năm 28 tuổi đỗ bảng nhăn. Ông là người
thông minh, tài trí được trọng dụng, ra vào phủ chúa bàn việc quân quốc
cơ yếu, làm đồng tham tụng rồi nhập chính tham tụng, kiêm việc ở Quốc tử
giám. Khi về hưu vẫn được vời ra làm bậc ngũ lão, được gia thăng thiếu
bảo, tước Huy quận công, khi mất được tặng hŕm thái phó
Lê Văn Hưu (1230 - 1322) (Nằm bên hông chợ Tây Thành cắt ngang đường Nguyễn Trãi)
Quê
ở xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá. Năm 1247, thi đỗ bảng nhăn. Năm 1272, lŕm
hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc sử viện quán tu và hoàn thành bộ sử Ðại
Việt sử ký gồm 30 quyển. Ông không chỉ là nhà viết sử lỗi lạc đầu tiên
của nước nhà mà còn là nhà quân sự với chức thượng thư bộ binh kiêm
chưởng sử, tước Nhân uyên hầu
Nguyễn Hoàng (1524 - 1613)
Là
con trai thứ hai của Hưng Quốc công - Nguyễn Kim, vào trấn thủ Thuận
Quảng, mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn với vương triều Nguyễn
Nguyễn Hoàn (1713 - 1791)
Quê
ở làng Lan Khê, xã Nông Trường (Triệu Sơn). Năm 1743, đậu tiến sĩ,
thăng chức lại bộ thượng thư. Năm 1777 được thăng chức thái phó, quốc
lăo... Không những là một vị quan to trong triều, ông còn biên khảo
những tác phẩm lịch sử như Quốc sử tục biên, Ðại Việt đăng khoa
lục...cùng với một số tác giả khác
Lê Hoàn (941 - 1005) (Con đường được đánh giá là trung tâm TP. Thanh Hóa nối từ Ngã Ba Bia Trường Thi tới 25A - Quang Trung giao Trần Phú)
Quê
xã Xuân Lập, Thọ Xuân, từ một người lính bình thường, ông đã lập được
nhiều chiến công, được Đinh Bộ Lĩnh giao cho làm Thập đạo tướng quân
tổng chỉ huy quân đội. Năm 980, trước xự xâm lược của quân Tống, ông
được quân sĩ vŕ triều đěnh Hoa Lư tôn làm hoàng đế. Ông đă tổ chức quân
dân Ðại Việt hoàn thành cuộc kháng chiến chống Tống. Ông là nhà ngoại
giao tài giỏi, có công lớn trong mở mang kinh tế, phát triển nông
nghiệp, giữ yên bờ cõi đất nước
Lê Phụng Hiểu (? - ?) (Nằm sau công viên thanh quảng. Là con đường ngắn ít biết đến nối giữa Trần Phú và nhà Văn Hóa Lao Động)
Là
người hương Băng Sơn, Châu ái (nay là xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hoá).
Ông khỏe mạnh hơn người, võ nghệ cao cường, Lý Thái Tổ dùng làm vũ vệ
tướng quân. Khi Thái Tổ mất, các vương gây biến, ông đánh dẹp, tôn Thái
Tông lên ngôi, giữ yên triều Lý. Ðược phong Ðô thống thượng tướng quân,
tước hầu. Ông còn có công lao lớn trong việc dẹp giặc Chiêm Thành giữ
yên bờ cõi phía Nam. Khi chết được phong làm phúc thần
Nguyễn Hiệu (1664 - 1735)(Là con đường nhỏ mới ngắn tí ti. Bạn có thể tìm trường cấp III Lý Thường Kiệt và đi vào ngõ đối diện khoảng 100 mét sẽ gặp)
Là
người làng Lan Khê, Nông trưởng, Triệu Sơn năm 27 tuổi đỗ hội nguyęn,
thi đỗ đồng tiến sĩ. Ông là người tài giỏi, trung hậu và ngay thẳng nên
được trọng dụng, làm quan đến thượng thư rồi tể tướng. Khi mất (1735)
được triều đěnh truy tặng thái bảo, đại tư đồ, gia phong lŕm phúc thần
Lê Hy (1646 - 1702)
Quê
ở xã Ðông Khê, Ðông Sơn. Năm 1664 đỗ tiến sĩ. Tŕi năng của ông được các
chúa Trịnh tin důng, cử đi sứ Trung Quốc được phong chức thượng thư bộ
binh rồi thăng Tham tụng (Tể tướng) tước Lai sơn bá. Ông là nhà viết sử
nổi tiếng với tác phẩm Bản kỷ tục biên do ông chủ biên
Nguyễn Hữu Hào (1647 - 1713)
Quê
ở làng Gia Miêu, Hà Long, Hà Trung. Có công lớn với chúa Nguyễn trong
các cuộc giao tranh với chúa Trịnh, được phong chức cai cơ, chưởng cơ
rồi chức trấn thủ Quảng Běnh..., ông còn sáng tác truyện thơ nôm Song
tinh bất dạ lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Khi mất truy tặng Ðôn
hậu công thần trấn phủ
Trần Hạng (1372 - 1399)
Quê ở xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc), đậu Thái học sinh và có công trong cuộc kháng chiến chống quân Chiêm Thành của quân dân nhà Trần
Cao Ðiển (1853 - 1896)(Là con đường nhỏ cạnh Dương Đình Nghệ. Để tìm con đường này bạn cứ chạy trên Dương Đình Nghệ gần đến Cầu Vượt Đại Lộ)
Quê
ở làng Trinh Sơn, xã Hoằng Giang, Hoằng Hoá. Ðược Tôn Thất Thuyết cử
chỉ huy trận tấn công vào sứ quán và đồn binh Pháp ở Huế. Sau đó về
Thanh Hoá cůng Tống Duy Tân xây dựng căn cứ Hůng Lĩnh (Vĩnh Lộc) chống
Pháp. Trên đường ra Bắc liên lạc với nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa
Thám, ông bị Pháp bắt tại thị xã Bắc Giang và xử chém tại thị xã Thanh
Hoá.
Ðại Thặng Ðăng (Pháp danh) (TK VIII)
Người
Thanh Hoá, có tên Phạn là Mahayana Pridipa, uyên thâm phật học, đến
Trung Quốc, ấn Ðộ nghiên cứu và truyền đạo, chú giải kinh phật. Ông mất
tại chùa Niết Bàn (ấn Ðộ), thọ 60 tuổi
Lê Tắc (TK XIV)
Quê
ở Ðông Sơn, theo Trần ích Tắc hàng giặc Nguyên và làm quan Phụng nghị
đại phu ở Hán Dương (Trung Quốc). ở Trung Quốc, ông đă hoàn thành bộ An
Nam chí lược gồm 20 cuốn nói về lịch sử Việt Nam từ thượng cổ đến đời
Trần
Tống Duy Tân (1837 - 1892)(Con đường này cũng không dài - nằm trên QL47 cũ chạy thẳng sầm sơn. Chỉ vẻn vẹn từ QL1A tới Cầu Cốc)
Ông
quê ở xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc). Ông đậu tiến sĩ năm 1875, lŕm tri huyện
Vĩnh Tường, án sát Sơn Tây, chánh sứ sơn phòng Quảng Hoá. Năm 1886, ông
cùng con là Tống Nhữ Mai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Ông cùng
Phạm Bành, Hoàng Bật Ðạt, Trần Xuân Soạn... lãnh đạo nghĩa quân Ba Ðình,
ông đã bị giặc Pháp bắt tại hang Niên Kỷ (Bá Thước) và hi sinh tại thị
xã Thanh Hoá năm 1892
Nguyễn Ðôn Tiết (1836 - ?)
Quê
ở xã Hoằng Ðức (Hoằng Hoá) đậu phó bảng năm 1879. Năm 1885, hưởng ứng
chiếu Cần vương, ông đă mộ quân phối hợp với nghĩa quân Hoàng Bật Ðạt
tấn công đồn Pháp ở Bút Sơn. Sa vào tay giặc (1886), ông bị đầy đi tů
Lao Bảo và hi sinh ở đấy
Lê Thánh Tông (1442 - 1497)(Kéo dài từ ngách đường Lê Lai chạy thẳng xuống QL1A - đường Quang Trung gần cầu Bố)
Lê
Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhân Tuất (1442) huý là Tư Thành,
là con thứ tư vua Lê Thái Tông và Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao; là cháu
nội vua Lê Thái Tổ, mất ngày 30 tháng 12 năm Ðinh Tỵ ( 1497). Năm 1460,
ông lên ngôi vua trị vì được 38 năm với hai nięn hiệu: Quang Thuận (
1460 - 1469) và Hồng Ðức ( 1470 - 1497). Ông là nhà cải cách lớn trong
lịch sử Việt Nam. Bộ luật thành văn đầu của nước ta, được soạn dưới thời
ông. Ông lŕ người sáng lập hội Tao Ðàn, để lại nhiều tập thơ, 1 tập
truyện ký và rất nhiều bài viết đặc sắc trong các tập Hồng Ðức thi tập,
Thánh Tông di cảo...
Lê Trạc Tú (?)
Người
làng Thượng Cốc, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay), ông nội là Tán
Thiện, chú là Tán Tương cùng đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499), ông đỗ Ðệ
nhất giáp chế khoa, khoa Ðinh Sửu (1577), khi làm Thượng thư bộ lại và
Tể tướng ông cất nhắc người hiền tài, ông sống ngay thẳng, trong sạch,
trong nhà không có của dư
Ðào Duy Từ (1572 - 1634) (Có thể nói con đường này gọi là khu ẩm thực của Thành Phố với rất nhiều mặt hàng đc bày bán "tràn lan" điểm tiếp nối giữa Tống Duy Tân và Tân An)
Quê
làng Hoa Trai, xã Nguyên Bình (Tĩnh Gia). Ông là một trong những vị
khai quốc công thần nhà Nguyễn, một nhà quân sự, ngoại giao, văn hoá tài
giỏi. Ông đã có công giúp nhà Nguyễn mở mang kinh tế, giữ yên lãnh thổ,
được phong tước Lộc Khê hầu và thờ trong Thái Miếu, ông là tác giả của
tác phẩm Hổ trướng khu cơ, Ngoạ Long cương Vãn, Tư Dung vãn...
Lê Bật Tứ (1562 - 1627)
Quê
ở xã Tân Ninh (Triệu Sơn). Năm 1598, đậu tiến sĩ. Năm 1619, được phong
chức thượng thư bộ binh, rồi Tham tụng, ông còn là một nhà ngoại giao
tài giỏi, một vị quan chính trực, nhiều lần khuyên chúa Trịnh trị tội
bọn gian thần
Trịnh Tùng (1546 - 1623)
Người
kế tục sự nghiệp của cha là Trịnh Kiểm và hoàn thành sự nghiệp trung
hưng nhà Lê. Ông là Chúa thứ 2 dòng chúa Trịnh, ở ngôi chúa 54 năm và
thiết lập nên thể chế nhà nước mới: vua-chúa ở Việt Nam
Nguyễn Mộng Tuân (TK XV)(Đi qua cầu Sân chừng 50 mét rẽ trái sẽ gặp 2 con đường - Nguyễn Mộng Tuân và Nam Cao)
Quê
ở xã Ðông Anh (Ðông Sơn). Năm 1400, đậu thái học sinh vŕ tham gia khởi
nghĩa Lam Sơn, lập được nhiều công lớn. Dưới thời vua Lę Nhân Tông, ông
được cử đi đánh quân Chięm Thành. Nguyễn Mộng Tuân còn là nhà thơ với
các tác phẩm Cúc Pha thi tập, Chí Linh sơn phú..
Trịnh Tuê (còn gọi là Trịnh Huê) ( 1704 - ?)
Quê
ở Biện Thượng, nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (trú quán ở xã
Bất Quần, nay là Quảng Thịnh, Quảng Xương). Ông đỗ Trạng nguyên khoa
Bính Thìn (1736) đời Lê ý Tông. Ðây là người được phong trạng nguyên
cuối cùng của nước ta. Ông từng giữ chức Tham Tụng, Thượng thư bộ Hình,
Tế tửu (hiệu trưởng) Quốc tử giám. Khi mất được tặng Hữu thị lang
Nguyễn Mậu Tuyên (1518-1599)
Người
làng Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay), dòng dõi công thần
(cháu Thúc quốc công Nguyễn Nhữ Lãm). Ông học sâu, hiểu rộng, làm quan
đến tể tướng, mẫu mực khuôn phép cho trăm quan. Làm quan tới Thiếu phó
Quỳnh quận công. Mất truy tặng Thiếu sư
Nguyễn Thu (1799 - 1855)
Còn
có tên là Nguyễn Bão, quê xã Nông Trường (Triệu Sơn), đậu cử nhân năm
1821, lŕm án sát và tham dự biên soạn Thực lục tiền biên, sau thăng Thị
lang Hộ bộ. Ông đă để lại 17 tác phẩm lịch sử, triết học, thơ văn như Lê
Quí ký sự, Việt Thi tục biên,...
Trịnh Duy Thuân (? - 1542)
Người
sách Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay), là cháu công thần
An Quốc công Trịnh Khắc Phục. được phong Lỵ Quốc công, trấn giữ Thanh
Hoá (1522) khi Mạc Ðăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527), ông là người bảo
vệ che chở hoàng tử Lê Duy Ninh và cùng với chiêu huân công Nguyễn Kim
sắm sửa binh lương, chiêu tập hào kiệt mở đầu cuộc trung hưng nhà Lê,
việc chưa thành, ông mất năm 1542
Cầm Bá Thước (1853 - 1895) (Đối diện đường Lê Thị Hoa ở trên bên này đường Tống Duy Tân. Cầm Bá Thước là con đường được cho là bẩn nhất Thanh Hóa. Xưa kia bán rau quả. Mỗi khi mình đi qua đây chỉ thấy nào những rơm rạ và hoa quả rơi dọc đường kèm theo những mùi vị "thơm tho" xào trộn lẫn nhau. Có lẽ giờ đã khác)
Quê
ở Trịnh Vạn, Thường Xuân. Năm 1895, phong trào Cần Vương của nhân dân
Thanh Hoá phát triển mạnh mẽ, ông lãnh đạo nhân dân lập căn cứ Trịnh Vạn
tổ chức chống Pháp. Ông được Tôn Thất Thuyết phong cho chức tán tương
quân vụ vŕ tiến hŕnh các trận đánh đồn Pů Lẹ, đồn Cửa Đặt... gây cho
Pháp nhiều thiệt hại. Bị sa vào tay giặc, ông không khai nửa lời, hy
sinh anh dũng
Trịnh Thị Ngọc Trúc(?) (là con đường nhỏ đối diện chợ Nam Thành. bạn có thể đi bộ mua Bia hơi - rất gần nhé)
Là
con gái Trịnh Tráng, là chính cung hoàng hậu của vua Lê Thần Tông (1619
- 1643). Người ta cho rằng bà là tác giả bộ từ điển Hán - Nôm cổ nhất
của nước ta "Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa"
Phạm Vấn (?- 1435)
Quê
ở Nguyên Xá (Ðông Sơn). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1416, có
công lao trong các trận Bồ Mộng, Bồ Đằng, giải phóng thành Nghệ An...
Ông là một trụ cột của triều đình vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, với ngôi
tể tướng. Mất, truy tặng Thái phó, năm 1484 truy phong Trấn quận công
Ðinh Củng Viên (?- 1294)
Quê
ở huyện Ðông Sơn, là một nhà ngoại giao tài giỏi dưới đời Trần Thánh
Tông (1258 -1278), khi mất được phong tặng chức thái phó
Hoàng Bật Ðạt (1842 - 1887)
Là một trong những người chỉ huy tài giỏi, kiên cường của nghĩa quân Ba Ðình trong phong trào Cần Vương chống Pháp
Nguyễn Hữu Dật (1604 - 1681)
Quê
ở Gia Miêu, xã Hà Long huyện Hà Trung, là một trong những trụ cột của
chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên). Ðược giao làm bố chánh Quảng Bình. Ông có
tài về chiến lược quân sự và văn thơ. Mất được truy tặng Chięm quận
công
Nguyễn Chích (1382 - 1448) Con đường nho nhỏ gần cầu Sâng. Đây là con đường đến chua Tranh)
Quê
ở Ðông Ninh, Ðông Sơn. Ông xây dựng và lãnh đạo căn cứ Hoŕng Nghiêu
chống giặc Minh, khi Lê Lợi khởi nghĩa, ông đem nghĩa quân Hoàng Nghiêu
theo. Ông là một tướng lĩnh tài ba, đã đề xướng kế hoạch đánh vŕo Nghệ
An thắng lợi, làm thay đổi tình thế nghĩa quân, mở đầu cho thắng lợi
liên tiếp và thắng lợi cuối cùng của nghĩa quân Lam Sơn
Lưu Ðình Chất (1566 - 1627)
Người
làng Quì Chử, Hoằng Hoá, là con công thần Lâm quận công Lưu Ðình
Thưởng. Năm 42 tuổi ông mới thi đỗ nhị giáp tiến sỹ, můa Hè, Quí Mùi
(1623), Trịnh Xuân gây biến ông giúp Thanh Vương (Trịnh Tráng) dẹp loạn.
Vì có công và tài giỏi nên vào phủ làm tham tụng, tiến lên thượng thư
bộ hộ, thiếu bảo, tước Phúc quận công. Năm Ðinh Mão (1627) ông mất, thọ
62 tuổi, được truy tặng thiếu sư
Lương Ðắc Bằng (1472 - ?) (Chạy sau cơ sở II trường ĐH Hồng Đức. Trước đây có dự án mở đường nhưng tới giờ vẫn chưa thông. Hiện con đường đã được nối qua khu chung cư thu nhập thấp)
Người làng Hội Trào, huyện Hoằng Hoá. Lúc bé đã nổi
tiếng thần đồng, năm 27 (hoặc 28) tuổi đỗ hội nguyên, thi đình đỗ nhất
giáp tiến sĩ, tên thứ 2 (tức bảng nhãn). Ông làm quan đến thượng thư Bộ
lại, được tham dự triều chính, tước Ðôn Trung Bá. Ông còn là nhà giáo
mẫu mực, là thầy dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đào tạo nhiều nhân tài học
thức cho xứ Thanh và đất nước
Phạm Bành (1825 - 1887) ( Bên hông sân vận động tỉnh - nơi có quán lá Trúc Linh - một nhà hàng ngon của Thành Phố)
Quê ở làng Trương Xá, xã Hoà Lộc (Hậu Lộc), đỗ cử
nhân năm 1864, cůng Ðinh Công Tráng xây dựng căn cứ và là một trong
những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Ðình.
Quê
ở làng Trương Xá, xã Hoà Lộc (Hậu Lộc), đỗ cử nhân năm 1864, cůng Ðinh
Công Tráng xây dựng căn cứ và là một trong những lãnh tụ của cuộc khởi
nghĩa Ba Ðình
Hoàng Ðình ái (1527 - 1607)
Quê ở Biện Thượng huyện Vĩnh Lộc, có công lao lớn
trong cuộc trung hưng nhà Lê: bắt sống đại tướng Nguyễn Quyện, lấy lại
Ðông Kinh.
Quê
ở Biện Thượng huyện Vĩnh Lộc, có công lao lớn trong cuộc trung hưng nhà
Lê: bắt sống đại tướng Nguyễn Quyện, lấy lại Ðông Kinh (1591) đánh đuổi
Mạc Ngọc Liễn, Mạc Kính Cung ở châu An Bác, bắt sống Mạc Kính Cung ở
Lục Ngạn (1598), běnh định Lạng Sơn, Hải Dương (1602), ông lŕm quan đến
Thái tể. Mất năm 1607, thọ 81 tuổi
Tổng hợp