Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thanh
hóa tôi rất hạnh phúc và tự hào khi mình sinh ra trên mảnh đất đầy cát nắng gió
,có những bề dày lịch sự các đã hi sinh một
cách thầm lặng để bảo vệ cầu hàm rồng và
cho những người con thanh hóa có những ấm nó hạnh phúc như ngày hôm nay .
Cây cầu nối liền với sông mã
.Và Thanh hóa có nhiều địa danh lam thắng
cảnh tôi xin mời bạn Đến với mảnh đất “địa linh nhân kiệt” Thanh hóa được biết là nơi có nhiều danh
lam thắng cảnh kì thú, những khu du lịch nổi tiếng như biển Sầm Sơn, rừng quốc
gia Bến En, Thành Nhà Hồ và ghé thăm Di sản Văn hóa Thế giới bên
cạnh
việc tham quan và tìm hiểu những giá trị văn hóa và lịch sử nổi bật của
một tòa
thành đá “vô tiền khoáng hậu”, quý khách còn có cơ hội về thăm làng Tây
Giai, thăm ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng - ngôi nhà được tổ chức
JICA (Nhật Bản)
đánh giá là một trong những ngôi nhà cổ truyền thống đẹp nhất của Việt
Nam và
đồng thời ghé thăm đình Tây Giai- ngôi đình chứa đựng những giá trị văn
hóa,
kiến trúc và tâm linh đặc sắc .
Đình Tây Giai
Làng Tây Giai, xã Vĩnh Tiến,
huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa nằm ở phía Tây Nam của Di sản Văn hóa Thế giới Thành
Nhà Hồ. Cũng như những ngôi làng khác ở Bắc bộ, làng Tây Giai cũng có ngôi đình
cổ được xây dựng năm 1835 với những giá trị văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc
sắc. Ngoài tên gọi gắn liền với tên làng là Tây Giai, đình còn có tên gọi khác
là Đình Tây Nhai
Đình Tây Giai là ngôi đình có không gian kiến trúc rộng, mang đậm phong cách kiến
trúc đầu giai đoạn triều Nguyễn. Không gian kiến trúc đình được phân chia thành
các khu vực riêng biệt: ao, vườn, nhà tiền đình và hậu cung, nằm trong một
khuôn viên đất bằng phẳng với diện tích khoảng 600m2. Các cột ở đây được tạo
theo kiểu “thượng thu hạ thách”, các xà, câu đầu cũng có sự tương ứng với nhau,
sự tương ứng giữa các xà với cột, giữa các câu đầu với cột là rất hợp lý.
Theo như lời kể của các cụ cao
niên trong làng, trước kia đình được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ đinh
(J), bao gồm một nhà tiền đường 5 gian hai trái. Phía trong là hậu cung và hai
bên cửa ra vào người ta đặt hai tấm đá xanh, hai tấm đá được đặt với tác dụng
để cho những người có chức sắc trong làng ngồi chuẩn bị dâng lễ vật tế cúng.
Qua ngưỡng cửa vào nhà hậu cung người ta bố trí hai con hạc lớn đứng chầu hai
bên. Từ nhà tiền đình vào hậu cung qua cửa phía đông có cửa vách ra sân đình. Ngoài
ra ở phía đông hậu cung có ngôi đình chung rộng 5 gian kết cầu kẻ chuyền, giá
chiêng, chồng rường, lợp ngói mũi hài, ngôi nhà này có tác dụng sắp sửa đồ lễ
mỗi khi tế cúng. Phía sau đình có thêm một cái ao nhỏ.
Nét đặc biệt ở ngôi nhà hậu cung là kỹ thuật chạm khắc, các bức ván mê được chạm trổ độc đáo mang đề tài mỹ thuật theo phong cách dân gian, các nét chạm trổ thanh thoát, hình chạm chắc khỏe thể hiện ở thân rồng, vẩy rồng, đuôi rồng, móng bám chắc chắn và các con vật như sóc, chim cá….Bên cạnh đó, nghệ thuật trang trí cũng rất đặc biệt thể hiện qua các đề tài trang trí khác nhau nhưng phù hợp với ý thức dân gian như chạm rồng, phượng, lân cá chép, hình hoa sen, lá sen úp ngược…Tất cả những nét chạm khắc này được đặt trong bố cục nghệ thuật hợp lý thể hiện cuộc sống của nhân dân lao động trong xã hội thời bấy giờ.
Cũng như bao ngôi đình khác, đình Tây Giai còn là ngôi nhà chung, là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân nơi đây, đặc biệt là nơi tế lễ thờ cúng các vị thần đã có công giúp nước hộ dân. Căn cứ vào hệ thống bài vị hiện còn lưu giữ tại di tích thì đình Tây Giai thờ 3 vị thần: vị thần đặt ở chính giữa là Bản Thổ Thành Hoàng, vị thần bên phải là Lê – Mộ Dược Tướng Quân và vị thần bên trái là Thủy Tướng Quân tôn thần và Bản thổ tôn thần. Theo tục lệ hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, ngày chính tế cầu phúc của làng, các cụ bô lão lại tụ tập đến đình dâng hương, tế lễ. Trong khi tế, làng có đội tế nữ quan bao gồm 12 cô gái đồng chinh ăn mặc áo mũ chỉnh tề, đứng cùng với tế quan hành lễ.
Cho đến nay, trải qua thăng trầm của lịch sử, kiến trúc đình Tây Giai không còn nguyên vẹn, nhà tiền đình, trung đình đã không còn, hệ thống đồ thờ, hệ thống văn tự sắc phong, thần tích đã bị thất lạc, chỉ còn lại ngôi nhà hậu cung hình chuôi vồ nét dọc chữ đinh, bao gồm 3 gian 4 vì với mảng kiến trúc gỗ thế kỷ XVIII và sân ở phía trước được lát gạch bát cũ với chiều rộng 15m, chiều dài 19m.
Có thể nói, đình Tây Giai là một trong những đình làng cổ hiếm hoi chứa đựng
nhiều giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo. Qua di tích, chúng ta biết thêm một
địa danh mà xưa kia là một khu phố cổ sầm uất, nằm ở phía Tây kinh đô nước Đại
Ngu. Đến với mảnh đất “địa linh nhân kiệt” - Thanh Hóa và ghé thăm Di sản Văn
hóa Thế giới - Thành Nhà Hồ, bên cạnh việc tham quan và tìm hiểu những giá trị
văn hóa và lịch sử nổi bật của một tòa thành đá “vô tiền khoáng hậu”, quý khách
còn cơ hội về thăm làng Tây Giai, thăm ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng
- ngôi nhà được tổ chức JICA (Nhật Bản) đánh giá là một trong những ngôi
nhà cổ truyền thống đẹp nhất của Việt Nam và đồng thời ghé thăm đình Tây Giai-
ngôi đình chứa đựng những giá trị văn hóa, kiến trúc và tâm linh đặc sắc./
Chuyện kỳ bí về suối cá thần
Nếu bạn chưa
đến thăm suối cá thần, chưa được chiêm ngưỡng phong cảnh tự nhiên kì thú này
thì quả là điều đáng tiếc. Ai đó có thể được nghe kể lại, hoặc qua những bức
ảnh chụp, hay những thước phim camera…cũng khó làm cho ta cảm nhận đầy đủ về sự
hấp dẫn của suối cá thần đã hàng ngàn năm gắn với đồng bào bản địa
Suối cá này có
những câu chuyện thần bí mà ít ai biết đến...”_Lời kể của ông Hà Văn Thân ở xã
Văn Nho, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh hóa người được chính quyền địa phương giao
cho công việc trong coi, bảo vệ suối cá thần thứ ba.
Phong cảnh hữu tình của suối cá
Thanh Hóa vùng đất của cá thần với ba suối
cá tự nhiên kỳ lạ, suối cá thứ nhất nằm ở thôn Lương Ngọc, Cẩm Lương, Cẩm Thủy;
suối cá thứ hai nằm ở thôn Dùng, Cẩm Liên, Cẩm Thủy; suối cá thần thứ ba nằm ở
thôn Chiềng Ban, Văn Nho, Bá Thước.
Theo người dân ở thôn Chiềng Ban thì suối cá thần này có từ thời
Pháp thuộc, quân đội Pháp đóng quân ở vùng đất này để cai trị địa phương, Không
biết vì lý do gì mà họ lại không đánh bắt cá ở suối cá này, ngược lại họ còn
đối đãi rất tốt với cá, chăm sóc cho cá, họ còn lập bàn thờ trong một hang động
nằm phía trên suối cá khoảng 10 mét để thờ chúng.
Thời gian này trong vùng có hai ông là Hà
Văn Nho và Hà Công Bộ là thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương, hai người này
lãnh đạo quân dân địa phương chống lại thực dân Pháp và bị pháp bắt hai ông đều
bị chém đầu tại động thờ cá thần.
Sau khi đánh đuổi thực dân Pháp người dân
nơi đây cũng không ai dám đánh bắt cá, họ ra sức bảo vệ vì họ coi đó là cá
thần, hằng ngày người dân thay phiên nhau mang thức ăn ra suối cho cá. Hang thờ
cá mà quân đội Pháp lập bàn thờ nay được người dân tôn tạo lại để vừa thờ thần
cá vừa thờ hai vị thủ lĩnh của địa phương Hà Văn Nho và Hà Công Bộ.
Tên của xã Văn Nho bây giờ được đặt theo
tên của ông Hà Văn Nho một trong hai thủ lĩnh của địa phương.
Đến nay suối cá thần thứ ba trở thành địa
điểm thăm quan thú vị cho du khách gần xa, mỗi ngày có hàng trăm du khách đến
để xem cá thần và lên hang thắp hương cho thần cá và hai vị thủ lĩnh của địa
phương thời Pháp thuộc.
Suối cá thần này là nơi duy nhất cung cấp
nguồn nước để người dân thôn Chiềng Ban sản xuất nông nghiệp do đó người dân đã
xây đập để dự trữ nguồn nước, do đó mà nước ở đây khá sâu, trung bình khoảng 5
mét, vào mùa lũ thì nước sâu hơn. Vì vậy chỉ khi cho cá ăn du khách mới được
tận mắt chứng kiến cá thần trong suối. Cá ở đây trung bình mỗi con nặng từ 7 –
8 kg, co to nặng khoảng 10 kg.
Đàn cá nối đuôi nhau .
Điều đặc biết là cá ở đây không bao giờ ra
khỏi suối. Vào mùa mưa nước dâng cao, tràn đập đến hơn 1 mét nhưng cá ở đây vẫn
không con nào bơi ra khỏi suối.
Không chỉ vậy ở suối cá này còn có những câu chuyện mang tính tâm linh nhưng
hoàn toàn có thật. Ông Hà Văn Thân, người trông coi, bảo vệ suối cá và cũng là
người có nhiều hiểu biết về suối cá này cho biết: “Trước đây ở địa phương có
một thanh niên đã bắt cá thần trong suối về ăn sau một thời gian anh ta đã bị
điên, đi chữa trị đâu cũng không khỏi. Người dân trong vùng cho là anh ta đã bị
thần cá 'trả thù', sau đó gia đình anh ta đã mang lễ vật đến để xin thần cá tha
tội và chỉ ba ngày sau người thanh niên này đã khỏi bệnh.”
Từ đó người dân địa phương lại càng tin đấy chính là suối cá thần, vì vậy họ
không chỉ không đánh bắt nó mà còn ra sức chăm sóc thờ phục thần cá, mong thần
cá mang lại sự bình yên, ấm no cho làng xóm, quê hương.
Hồ Duồng Cốc: "Vịnh Hạ Long" cảnh thu nhỏ ở xứ
Thanh
Hồ Duồng Cốc nằm cách trung tâm xã Điền Hạ, huyện miền núi Bá Thước 1 km về
hướng Bắc, nổi lên như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ, mà thiên nhiên ưu đãi cho con
người xứ Thanh.
Hồ Duồng Cốc, hay còn gọi là hồ Thạch Minh, có diện tích mặt hồ 57 ha, độ sâu
40 m; tọa lạc tại thung lũng giữa những núi Đèn, núi Nạc và đồi Tràu. Mặt nước
trong xanh, mùa nắng, nước ở đây không bao giờ cạn.
Giữa lòng hồ nổi lên 3 gò: gò Khang Cao bên tả, gò Giằng Rượu bên hữu và gò Vịt
ở giữa tạo thành thế
chân kiềng vững vàng, cân đối. Từ trên cao nhìn xuống
Duồng Cốc là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Nguồn nước hồ tựa như mối tình keo sơn của đồng bào các dân tộc dân tộc ít
người: Thái, Mường… dành cho nhau từ nghìn đời nay bởi nước hồ có sự giao thoa
của ba dòng: nước suối núi Đèn, nước ở hồ Đèn và nguồn nước ngầm dưới lòng hồ.
Ở Duồng Cốc, không khí trong lành, mát mẻ, yên tĩnh lại pha thêm chút se lạnh
của miền rừng núi khi hoàng hôn buông xuống, rồi hơi ấm từ những bếp lửa của
đồng bào người Thái, Mường vào đêm... khiến nơi đây là điểm đến nghỉ dưỡng lý
tưởng với nhiều người. Vùng hồ này cũng để lại một dấu ấn khó phai cho những ai
một lần đặt chân tới đây.
Đến với Duồng Cốc, ngoài việc được đi bè ra giữa dòng du ngoạn cảnh “non xanh
nước biếc”, du khách còn được tự tay câu những con cá trắng bạc, lấp lánh; tự
tay nấu những món ngon thiết đãi người thân, bạn bè.
Vẻ đẹp của “Vịnh Hạ Long” thu nhỏ này vẫn là một bí ẩn. Nếu được đầu tư, chú
trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, mở các dịch vụ du lịch, hồ Duồng Cốc vô cùng hấp
dẫn đối với du khách khi đến với Bá Thước nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En cách Thành phố Thanh Hóa 46km về phía Tây -Nam,
thuộc địa phận xã Hải Vân, huyện Như Thanh, Thanh Hóa.
Với hoàng hôn nên thơ
Đây là một vùng rừng núi, sông hồ rộng 16.000 ha còn mang vẻ hoang dã
với hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Có nhiều loại động thực vật
quý hiếm như: Voi, Gấu, Hổ, Vọoc má trắng, lim , lát hoa, chò chỉ ...
có cây lim xanh đã tồn tại cả ngàn năm tuổi. Bến Len còn có cả hơn 4.000
ha mặt hồ với 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng
quyến rũ. Dãy núi đá Hải Vân có nhiều hang động đẹp như hang Ngọc, động
suối tiên ... lôi cuốn du khách ưa khám phá và mạo hiểm.
Các dịch vụ du thuyền trên hồ, thăm thú các đảo, tản bộ trong rừng,
câu cá cùng các đêm lửa trại sẽ giúp du khách thư giãn trong những ngày
nghỉ cuối tuần.