Cẩm nang du lịch Sầm Sơn

Biển Sầm Sơn với bãi cát vàng thoai thoải, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khỏe con người. Đây là nơi rất lý tưởng để thực hiện các tour du lịch ngắn ngày trong dịp hè.

Hoàng hôn trên biển Sầm Sơn

Để chuyến du lịch được hoàn hảo bạn nên tham khảo những kinh nghiệm sau:

* Khi tắm biển

Quý khách cần tuân thủ những quy định về việc tắm biển.

- Thời gian tắm:

Buổi sáng: 5h30 đến 10h30;

Buổi chiều: 14h đến 18h30.

- Nên có những động tác khởi động cơ thể trước khi xuống nước; Du khách từ xa đến Sầm Sơn nên nghỉ 1-2 tiếng trước khi tắm biển.

- Không được tắm trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, say bia, rượu; Khi thời tiết xấu.

- Nên tắm trong khu vực được giới hạn bởi phao tiêu, tắm theo nhóm, tắm chỗ đông người để có thể được hỗ trợ khi cần thiết.

- Trẻ em dưới 16 tuổi và người già yếu phải có người lớn tắm cùng.

Dù là một bãi biển có độ dốc vừa phải, sóng không cao nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi tắm, nên sử dụng áo phao hoặc phao bõi, nhất là đối với trẻ em và người lớn tuổi; Không nên tắm quá lâu.

Quý khách có thể nghỉ ngõi thoải mái trên bãi cát hoặc sử dụng dịch vụ ghế lưới của các Ki - ốt, nên xem kỹ bảng niêm yết giá và yêu cầu có hóa đơn hoặc phiếu thanh toán khi sử dụng dịch vụ, hàng hóa của các Ki-ốt. Không nên sử dụng đồ ăn và hàng hóa của những người bán hàng rong.

* Khi thuê khách sạn

Quý khách có thể đặt phòng khách sạn Sầm Sơn trực tuyến qua trang web: http://datphongsamson.com. Quý khách nên kiểm tra phòng, xem Bảng giá niêm yết ở phòng Lễ tân để thỏa thuận, cam kết hoặc ký hợp đồng về loại phòng, giá phòng, các dịch vụ có phí và miễn phí; Thỏa thuận về việc ăn uống, số bữa ăn, giá suất ăn, món ăn, đồ uống… Khi có thay đổi lịch, nên báo trước cho khách sạn.

Ghi địa chỉ và số điện thoại của Lễ tân khách sạn.

* Khi sử dụng dịch vụ xe điện hoặc xích lô

Quý khách có thể đề nghị nhân viên khách sạn giúp gọi xe hoặc lựa chọn các xe điện, xích lô có biển số, người lái có đeo thẻ, mặc đồng phục. Trước khi lên xe nên đọc biển số xe. Nên yêu cầu lái xe sử dụng đồng hồ tính cước vì giá cước đã được thị xã quy định, cài đặt vào đồng hồ tính cước và đồng hồ đã được kiểm định, kẹp chì. Nếu không sử dụng đồng hồ thì nên thỏa thuận giá trước.

* Khi ăn uống bên ngoài khách sạn

Ðể đảm bảo về giá cả, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Quý khách nên ăn uống tại các nhà hàng lớn, có biển hiệu rõ ràng; nên xem bảng giá và thỏa thuận giá trước khi đặt ăn. Khi thanh toán lấy hóa đơn hoặc phiếu thanh toán.

Không nên ăn uống tại các hàng ăn vỉa hè, của những người bán rong vì phần lớn hàng hóa không đảm chất lượng và số lượng và mất mỹ quan đô thị lại dễ xảy ra tranh chấp.

* Khi sử dụng dịch vụ chụp ảnh

Quý khách chỉ nên sử dụng dịch vụ chụp ảnh của những người có đeo thẻ, mặc đồng phục; nên xem giá chụp ảnh và các dịch vụ kèm theo như cỡi ngựa, đà điểu, lâu đài cát… đã được niêm yết tại các bảng giá trên bãi biển và các địa điểm tham quan, hoặc yêu cầu người chụp ảnh cho xem bảng giá mang theo. Nên thỏa thuận về số kiểu chụp, số lượng ảnh và yêu cầu người chụp ảnh ghi giấy biên nhận.

* Khi mua hải sản

Khi mua hải sản và các ðặc sản biển, Quý khách nên tìm đến các khu chợ truyền thống như:

- Chợ Cột Đỏ: Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn

- Chợ Mới: Ðường Lê Thánh Tông - Phường Trung Sơn

- Chợ Chùa: Ðường Trần Hưng Ðạo - Phường Quảng Tiến

Các tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng chuyên bán hải sản nhý: Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Lợi,...Hoặc có thể đề nghị các chủ khách sạn giới thiệu, mua giúp để hàng hóa được đảm bảo về chất lượng, số lượng và giá cả.

Không nên mua hải sản của những người bán hàng rong trên các tuyến đường và trên bãi biển.

* Khi muốn đi tham quan các điểm du lịch khác ở trong tỉnh

Quý khách có thể đề nghị các chủ khách sạn liên hệ giúp hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm Văn hoá - du lịch Sầm Sơn theo số điện thoại 0373. 704. 855 để được tư vấn, giúp đỡ.

* Khi xảy ra tranh chấp, lạc người thân, mất đồ đạc hoặc cần khiếu nại, góp ý

Quý khách vui lòng thông báo trực tiếp cho các Đội An ninh trật tự trên bãi biển hoặc gọi đến các số điện thoại sau:

- Chủ tịch UBND thị xã (Đường dây nóng): 0946.353.000;

- Trưởng Công an thị xã: 0123.467.9999;

- Cảnh sát 113 Sầm Sơn: 0373.823.700 (Số DĐ Ðội trưởng: 0982 422 586)

- Ðội Cấp cứu biển: 0373.821.424; 0988.595.763

- Bệnh viện Ða khoa Sầm Sơn: 0373.823.879

- Ðài Truyền thanh Sầm Sơn: 037.3821.474

- Ðội quản lý thị trường: 0373.821.638

- Trung tâm Vãn hóa - Du lịch: 0988 148 300

TH

Du lịch văn hóa tâm linh – sản phẩm mới của du lịch thành phố Thanh Hóa

Thành phố (TP) Thanh Hóa có trên 100 di tích lịch sử văn hóa, trong đó trên 30 di tích cấp quốc gia, phần lớn là di tích văn hóa, lịch sử, đây chính là những điều kiện thuận lợi để TP khai thác tiềm năng, phát triển du lịch văn hóa tâm linh (VHTL). Trong những năm gần đây, bám sát định hướng phát triển du lịch của tỉnh, TP đã chủ động thực hiện công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển du lịch, nhất là du lịch VHTL.


Nét nổi bật đó là cùng với công tác quy hoạch, việc quản lý, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích, nhất là theo Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 5-3-2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng được thực hiện nghiêm túc. Đến nay, hầu hết các khu di tích, điểm du lịch quan trọng trên địa bàn TP đã được quy hoạch, quản lý, để có sự phân kỳ đầu tư, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và TP. Trong đó, một trong những trọng điểm du lịch của TP nói riêng, của tỉnh nói chung là Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng. Nếu du khách muốn được thưởng lãm, khám phá vẻ đẹp của danh thắng hay tìm hiểu về truyền thống lịch sử của xứ Thanh, sẽ có trong chặng hành trình của tour du lịch này. Hiện, tại khu vực này cùng với cảnh quan kiến trúc, tự nhiên như làng cổ Đông Sơn, núi Ngọc, động Tiên Sơn, đồi Quyết Thắng... đã có một số  công trình VHTL được tỉnh và TP quan tâm đầu tư xây dựng nhằm tạo điểm nhấn cho khu vực Hàm Rồng như: Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ Hàm Rồng. Công trình đã hoàn thành khoảng 98,4% tổng khối lượng. Cùng với đó, Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng được xây dựng trên đồi C4, bên bờ sông Mã, được bao bọc bởi rừng thông xanh ngút ngàn. Đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành. Ngoài một số hạng mục chính như: Cổng Tam quan, Lầu chuông, Lầu trống, Chính điện... còn có pho tượng đức Bổn sư cao 6,5m, nặng 52 tấn bằng đá sa thạch nguyên khối được tôn trí tại Chính điện.

Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước cho các công trình lịch sử VHTL, tại khu vực Hàm Rồng, TP còn được đầu tư xây dựng Khu trung tâm hội nghị Hàm Rồng với các hạng mục như: Nhà trung tâm hội nghị; một số nhà nghỉ theo kiểu biệt thự 2 tầng với đầy đủ tiện nghi; sân thể thao... đã hoàn thành từ tháng 11-2014, thuận lợi cho việc tổ chức các sự kiện, hội nghị, nghỉ ngơi của tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, để tạo cảnh quan cho du lịch khu vực Hàm Rồng, đoạn đê sông Mã được Nhà nước đầu tư xây dựng, kè bảo vệ an toàn tuyến đê kết hợp với khuôn viên cây xanh, hệ thống đèn chiếu sáng được thiết kế hiện đại, đồng bộ, tạo cảnh quan môi trường trong lành cho du khách. Với phương châm đẩy mạnh xã hội hóa công tác du lịch nhằm huy động các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển du lịch, trong những năm qua, đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này. Đáng chú ý, từ năm 2003, Công ty CP Du lịch Kim Quy đã đầu tư xây dựng khu du lịch hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ và đã có một số công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, tạo thành một quần thể du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi của du khách. Đến nay tổng nguồn vốn đầu tư cho Khu Du lịch văn hóa Hàm Rồng lên tới trên 100 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước trên 50 tỷ đồng. Cùng với Công ty CP Du lịch Kim Quy còn có hàng chục nhà đầu tư thứ cấp đăng ký tham gia trực tiếp xây dựng các công trình trong các khu chức năng.

Phát triển du lịch văn minh, hiện đại nhưng không làm mất bản sắc văn hóa, không nghiêng về hướng khai thác tận thu, hay thương mại hóa, là hướng đi được TP Thanh Hóa xác định và tập trung chỉ đạo thực hiện, tạo ra sắc thái mới trong chiến lược phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch VHTL và đã thu hút ngày càng nhiều du khách, nhất là vào dịp lễ, tết, đầu xuân năm mới đến khu vực này. Thanh Hóa đã hoàn tất công tác để chuẩn bị cho lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2015 - Thanh Hóa, trong đó có một số hoạt động của tuần lễ khai mạc sẽ diễn ra tại khu vực Hàm Rồng. Hy vọng, thông qua các hoạt động này sẽ đem đến cho du khách một thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng mới của TP Thanh Hóa, đó là du lịch VHTL.


Theo THO