Nên ăn nhà hàng nào khi du lịch biển Hải Tiến?


Liên hệHưng Thịnh Quán RestaurantPhone: 0386.343.898 | Fax: 0386.343.898Mặt biển khu du lịch sinh thai Hải Tiến - Thanh Hóa.

Nhà hàng Hưng Thịnh Quán - biển Hải Tiến có sức chứa ~1200 người với không gian nhiều phòng ăn, sảnh ăn ngoài trời, có 100% chỗ ngồi view biển. Khách hàng có thể vừa thưởng thức các món ăn tươi ngon, vừa ngắm biển với từng con sóng dạt dào thương yêu.
100% góc view biển Hải Tiến - nhà hàng Hưng Thịnh Quán
Nhà hàng Hưng Thịnh Quán - biển Hải Tiến có đầy đủ không gian có thể tổ chức tiếp đón nhiều du khách gặp mặt, tiếp khách của các gia đình, các cơ quan, tổ chức đoàn thể tại địa phận Thanh Hoá nói riêng và du khách trên mọi miền tổ quốc.
Góc view nhà hàng biển Hải Tiến - Hưng Thịnh Quán
Nếu du khách muốn mua hải sản mang về làm quà cho người thân thì đây là địa chỉ uy tín bậc nhất. Nếu khách hàng mua ngoài chợ cóc có thể bị cân thiếu hay mua cua nước về không ăn được thì đến với nhà hàng Hải Sản chúng tôi, khách hàng luôn mua được các mặt hàng tốt nhất mà không lo bị “chặt chém” vì nhà hàng luôn niêm yết giá cả cố định.
Đặt suất ăn:
Suất 150k/ người (Tùy ý đặt mâm theo 6 người từ ~900k/mâm)
Suất 200k/ người (Tùy ý đặt mâm theo 6 người từ ~900k/mâm)
Suất 250k/ người (Tùy ý đặt mâm theo 6 người từ ~900k/mâm)
Suất 350k/ người (Tùy ý đặt mâm theo 6 người từ ~900k/mâm)
Hoặc chọn theo menu:
Menu Nhà Hàng Hưng Thịnh Quán (thực đơn hải sản theo mùa - giá có thể thay đổi đôi chút)
Món ốc hương hấp lá chanh - Hưng Thịnh Quán resort Hải Tiến
Món ốc hương hấp lá chanh - Hưng Thịnh Quán biển Hải Tiến
Mong muốn xóa nhòa ấn tượng chưa tốt về quê hương Thanh Hóa nói chung và hướng tới xây dựng kỷ niệm đẹp khó quên trong chuyến du lịch biển Hải Tiến của thực khách, nhà hàng Hưng Thịnh luôn nỗ lực hết mình mang đến cho du khách những giây phút thảnh thơi, thoải mái nhất  trong dịp nghỉ dưỡng cùng gia đình và bè bạn

Thịt trâu nấu lá lồm

Cũng là thịt trâu nhưng mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau, sáng tạo ra nhiều món ăn đặc sắc, mang đậm đặc trưng riêng làm say lòng du khách. Đến với xứ Thanh bạn sẽ được thưởng thức món thịt trâu nấu lá lồm hương vị khó quên.


Thịt trâu nấu với lá lồm là món ăn đặc trưng của đồng bào người Mường, và cũng là món ngon không thể bỏ qua khi đến Thanh Hóa. Món ăn tuy đơn giản, nhưng kết hợp hài hòa hai hương vị độc đáo đặc trưng vùng sơn cước nên mang tới cảm nhận cùng hương vị thật sự khó quên. Món ăn là sự kết hợp giữa lá lồm thanh chua xua tan mùi gây của thịt trâu, bỏ vào miệng chỉ thấy miếng thịt no lửa chím mềm cùng vị dịu dàng quyến luyến của các gia vị.

Cách làm cũng tương đối đơn giản. Thịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi đem thái miếng nhỏ, hầm trong nồi đất. Khi ninh cho lá lồm vào ninh cùng, thêm một ít tấm gạo để tạo độ sánh. Thịt trâu vốn có mùi ngai ngái nhưng khi nấu cùng với lá lồm (một loại lá chua) đã cho ra hương vị hết sức độc đáo, vị thanh chua của lá lồm làm át đi mùi đặc trưng của thịt trâu, khi miếng thịt ninh chín mềm ngấm gia vị sẽ trở nên thơm lừng, béo ngậy.


ST

Làng thuốc lào lâu đời ở xứ Thanh

Cứ đến tháng 4, 5, người dân làng Thượng Đình, xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa lại rộn ràng vào vụ thu hoạch lá thuốc lào, sau đó ủ, xén và đem phơi để cho ra những sản phẩm đã tạo thành thương hiệu.


Cây thuốc lào được trồng từ tháng 9 nhưng đến tháng 4 năm sau mới thu hoạch và chủ yếu dùng lá. Ngoài Thượng Đình, Thanh Hóa, loại cây này còn được trồng nhiều ở vùng đồng bằng trung du bắc bộ, trong đó có Hải Phòng.

Người dân Quảng Định cho biết trồng cây thuốc lào khá mất công chăm sóc vì dễ bị nấm, dẫn đến đốm hoặc cháy lá. Do đó, hàng ngày họ phải dọn cỏ, bón phân đầy đủ và cân đối để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh.

Vào thời gian này, làng Thượng Đình đang rộn ràng vào mùa thu hoạch lá thuốc lào. Đây là thời điểm lá thuốc lào dày và cứng nhất. Lúc này, lá các cây thuốc lào cụp xuống như những cái nơm úp trên đồng.

Thuốc lào được chế biến thủ công. Sau khi hái xuống, lá được đem ủ cho hơi se lại, sau đó cuộn thành những cây thuốc to và dài gần 2 m.

Trong môi trường yếm khí, các cây thuốc này tiếp tục được ủ trong khoảng 4-5 ngày sẽ dậy mùi thơm đặc trưng.

Những cây thuốc được thái thành sợi nhỏ. Công đoạn này khá vất vả vì đòi hỏi người làm nghề phải tốn nhiều công sức để sợi thuốc càng nhỏ càng tốt, đồng thời nhanh chóng đem phơi, tránh bị xỉn màu.

Thuốc thái xong bày lên phên và phơi ở chỗ nắng ráo như sân hay bãi đất ngoài đồng ruộng. Gặp trời mưa, không thể phơi, người ta phải làm rạp kê phên thuốc lên, sau đó dùng rơm rạ đốt ở dưới. Đốt đều đến khi sợi thuốc khô mới thôi. Chỉ một chút mưa ẩm cũng có thể làm thuốc dễ dàng bị hỏng, mốc.

Sợi thuốc sau khi khô kiệt, có mùi thơm và được bao gói bảo quản để đem tiêu thụ. Ở một số nơi như Hải Phòng, Thái Bình, người dân phơi thuốc lào trên những nong tròn hoặc hơi vuông thay vì phên dài như ở làng Thượng Đình.

Sợi thuốc lào thành phẩm sau khi phơi khô có màu nâu đậm, thơm. Giá bán khoảng 300.000 - 400.000 đồng một cân. Ngoài thu hoạch lá, người ta còn chăm cây để cho ra hoa và lấy hạt, phục vụ mùa sau.


Bài và ảnh: Tiến Thành

Cẩm nang du lịch Sầm Sơn

Biển Sầm Sơn với bãi cát vàng thoai thoải, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khỏe con người. Đây là nơi rất lý tưởng để thực hiện các tour du lịch ngắn ngày trong dịp hè.

Hoàng hôn trên biển Sầm Sơn

Để chuyến du lịch được hoàn hảo bạn nên tham khảo những kinh nghiệm sau:

* Khi tắm biển

Quý khách cần tuân thủ những quy định về việc tắm biển.

- Thời gian tắm:

Buổi sáng: 5h30 đến 10h30;

Buổi chiều: 14h đến 18h30.

- Nên có những động tác khởi động cơ thể trước khi xuống nước; Du khách từ xa đến Sầm Sơn nên nghỉ 1-2 tiếng trước khi tắm biển.

- Không được tắm trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, say bia, rượu; Khi thời tiết xấu.

- Nên tắm trong khu vực được giới hạn bởi phao tiêu, tắm theo nhóm, tắm chỗ đông người để có thể được hỗ trợ khi cần thiết.

- Trẻ em dưới 16 tuổi và người già yếu phải có người lớn tắm cùng.

Dù là một bãi biển có độ dốc vừa phải, sóng không cao nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi tắm, nên sử dụng áo phao hoặc phao bõi, nhất là đối với trẻ em và người lớn tuổi; Không nên tắm quá lâu.

Quý khách có thể nghỉ ngõi thoải mái trên bãi cát hoặc sử dụng dịch vụ ghế lưới của các Ki - ốt, nên xem kỹ bảng niêm yết giá và yêu cầu có hóa đơn hoặc phiếu thanh toán khi sử dụng dịch vụ, hàng hóa của các Ki-ốt. Không nên sử dụng đồ ăn và hàng hóa của những người bán hàng rong.

* Khi thuê khách sạn

Quý khách có thể đặt phòng khách sạn Sầm Sơn trực tuyến qua trang web: http://datphongsamson.com. Quý khách nên kiểm tra phòng, xem Bảng giá niêm yết ở phòng Lễ tân để thỏa thuận, cam kết hoặc ký hợp đồng về loại phòng, giá phòng, các dịch vụ có phí và miễn phí; Thỏa thuận về việc ăn uống, số bữa ăn, giá suất ăn, món ăn, đồ uống… Khi có thay đổi lịch, nên báo trước cho khách sạn.

Ghi địa chỉ và số điện thoại của Lễ tân khách sạn.

* Khi sử dụng dịch vụ xe điện hoặc xích lô

Quý khách có thể đề nghị nhân viên khách sạn giúp gọi xe hoặc lựa chọn các xe điện, xích lô có biển số, người lái có đeo thẻ, mặc đồng phục. Trước khi lên xe nên đọc biển số xe. Nên yêu cầu lái xe sử dụng đồng hồ tính cước vì giá cước đã được thị xã quy định, cài đặt vào đồng hồ tính cước và đồng hồ đã được kiểm định, kẹp chì. Nếu không sử dụng đồng hồ thì nên thỏa thuận giá trước.

* Khi ăn uống bên ngoài khách sạn

Ðể đảm bảo về giá cả, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Quý khách nên ăn uống tại các nhà hàng lớn, có biển hiệu rõ ràng; nên xem bảng giá và thỏa thuận giá trước khi đặt ăn. Khi thanh toán lấy hóa đơn hoặc phiếu thanh toán.

Không nên ăn uống tại các hàng ăn vỉa hè, của những người bán rong vì phần lớn hàng hóa không đảm chất lượng và số lượng và mất mỹ quan đô thị lại dễ xảy ra tranh chấp.

* Khi sử dụng dịch vụ chụp ảnh

Quý khách chỉ nên sử dụng dịch vụ chụp ảnh của những người có đeo thẻ, mặc đồng phục; nên xem giá chụp ảnh và các dịch vụ kèm theo như cỡi ngựa, đà điểu, lâu đài cát… đã được niêm yết tại các bảng giá trên bãi biển và các địa điểm tham quan, hoặc yêu cầu người chụp ảnh cho xem bảng giá mang theo. Nên thỏa thuận về số kiểu chụp, số lượng ảnh và yêu cầu người chụp ảnh ghi giấy biên nhận.

* Khi mua hải sản

Khi mua hải sản và các ðặc sản biển, Quý khách nên tìm đến các khu chợ truyền thống như:

- Chợ Cột Đỏ: Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn

- Chợ Mới: Ðường Lê Thánh Tông - Phường Trung Sơn

- Chợ Chùa: Ðường Trần Hưng Ðạo - Phường Quảng Tiến

Các tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng chuyên bán hải sản nhý: Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Lợi,...Hoặc có thể đề nghị các chủ khách sạn giới thiệu, mua giúp để hàng hóa được đảm bảo về chất lượng, số lượng và giá cả.

Không nên mua hải sản của những người bán hàng rong trên các tuyến đường và trên bãi biển.

* Khi muốn đi tham quan các điểm du lịch khác ở trong tỉnh

Quý khách có thể đề nghị các chủ khách sạn liên hệ giúp hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm Văn hoá - du lịch Sầm Sơn theo số điện thoại 0373. 704. 855 để được tư vấn, giúp đỡ.

* Khi xảy ra tranh chấp, lạc người thân, mất đồ đạc hoặc cần khiếu nại, góp ý

Quý khách vui lòng thông báo trực tiếp cho các Đội An ninh trật tự trên bãi biển hoặc gọi đến các số điện thoại sau:

- Chủ tịch UBND thị xã (Đường dây nóng): 0946.353.000;

- Trưởng Công an thị xã: 0123.467.9999;

- Cảnh sát 113 Sầm Sơn: 0373.823.700 (Số DĐ Ðội trưởng: 0982 422 586)

- Ðội Cấp cứu biển: 0373.821.424; 0988.595.763

- Bệnh viện Ða khoa Sầm Sơn: 0373.823.879

- Ðài Truyền thanh Sầm Sơn: 037.3821.474

- Ðội quản lý thị trường: 0373.821.638

- Trung tâm Vãn hóa - Du lịch: 0988 148 300

TH

Du lịch văn hóa tâm linh – sản phẩm mới của du lịch thành phố Thanh Hóa

Thành phố (TP) Thanh Hóa có trên 100 di tích lịch sử văn hóa, trong đó trên 30 di tích cấp quốc gia, phần lớn là di tích văn hóa, lịch sử, đây chính là những điều kiện thuận lợi để TP khai thác tiềm năng, phát triển du lịch văn hóa tâm linh (VHTL). Trong những năm gần đây, bám sát định hướng phát triển du lịch của tỉnh, TP đã chủ động thực hiện công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển du lịch, nhất là du lịch VHTL.


Nét nổi bật đó là cùng với công tác quy hoạch, việc quản lý, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích, nhất là theo Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 5-3-2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng được thực hiện nghiêm túc. Đến nay, hầu hết các khu di tích, điểm du lịch quan trọng trên địa bàn TP đã được quy hoạch, quản lý, để có sự phân kỳ đầu tư, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và TP. Trong đó, một trong những trọng điểm du lịch của TP nói riêng, của tỉnh nói chung là Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng. Nếu du khách muốn được thưởng lãm, khám phá vẻ đẹp của danh thắng hay tìm hiểu về truyền thống lịch sử của xứ Thanh, sẽ có trong chặng hành trình của tour du lịch này. Hiện, tại khu vực này cùng với cảnh quan kiến trúc, tự nhiên như làng cổ Đông Sơn, núi Ngọc, động Tiên Sơn, đồi Quyết Thắng... đã có một số  công trình VHTL được tỉnh và TP quan tâm đầu tư xây dựng nhằm tạo điểm nhấn cho khu vực Hàm Rồng như: Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ Hàm Rồng. Công trình đã hoàn thành khoảng 98,4% tổng khối lượng. Cùng với đó, Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng được xây dựng trên đồi C4, bên bờ sông Mã, được bao bọc bởi rừng thông xanh ngút ngàn. Đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành. Ngoài một số hạng mục chính như: Cổng Tam quan, Lầu chuông, Lầu trống, Chính điện... còn có pho tượng đức Bổn sư cao 6,5m, nặng 52 tấn bằng đá sa thạch nguyên khối được tôn trí tại Chính điện.

Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước cho các công trình lịch sử VHTL, tại khu vực Hàm Rồng, TP còn được đầu tư xây dựng Khu trung tâm hội nghị Hàm Rồng với các hạng mục như: Nhà trung tâm hội nghị; một số nhà nghỉ theo kiểu biệt thự 2 tầng với đầy đủ tiện nghi; sân thể thao... đã hoàn thành từ tháng 11-2014, thuận lợi cho việc tổ chức các sự kiện, hội nghị, nghỉ ngơi của tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, để tạo cảnh quan cho du lịch khu vực Hàm Rồng, đoạn đê sông Mã được Nhà nước đầu tư xây dựng, kè bảo vệ an toàn tuyến đê kết hợp với khuôn viên cây xanh, hệ thống đèn chiếu sáng được thiết kế hiện đại, đồng bộ, tạo cảnh quan môi trường trong lành cho du khách. Với phương châm đẩy mạnh xã hội hóa công tác du lịch nhằm huy động các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển du lịch, trong những năm qua, đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này. Đáng chú ý, từ năm 2003, Công ty CP Du lịch Kim Quy đã đầu tư xây dựng khu du lịch hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ và đã có một số công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, tạo thành một quần thể du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi của du khách. Đến nay tổng nguồn vốn đầu tư cho Khu Du lịch văn hóa Hàm Rồng lên tới trên 100 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước trên 50 tỷ đồng. Cùng với Công ty CP Du lịch Kim Quy còn có hàng chục nhà đầu tư thứ cấp đăng ký tham gia trực tiếp xây dựng các công trình trong các khu chức năng.

Phát triển du lịch văn minh, hiện đại nhưng không làm mất bản sắc văn hóa, không nghiêng về hướng khai thác tận thu, hay thương mại hóa, là hướng đi được TP Thanh Hóa xác định và tập trung chỉ đạo thực hiện, tạo ra sắc thái mới trong chiến lược phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch VHTL và đã thu hút ngày càng nhiều du khách, nhất là vào dịp lễ, tết, đầu xuân năm mới đến khu vực này. Thanh Hóa đã hoàn tất công tác để chuẩn bị cho lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2015 - Thanh Hóa, trong đó có một số hoạt động của tuần lễ khai mạc sẽ diễn ra tại khu vực Hàm Rồng. Hy vọng, thông qua các hoạt động này sẽ đem đến cho du khách một thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng mới của TP Thanh Hóa, đó là du lịch VHTL.


Theo THO

Thanh Hóa - Điểm hẹn của tháng 4

Bên cạnh nhiều chương trình biểu diễn đặc sắc, Thanh Hóa còn tổ chức đường hoa Lê Lợi và triển lãm ảnh nghệ thuật trong tuần khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2015.


Tháng 4 là thời điểm Thanh Hóa tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch trong khuôn khổ Tuần Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2015. Mở đầu là sự kiện đường hoa Lê Lợi diễn ra các ngày 1-8/4. Đoạn đại lộ từ khu vực Tượng đài đến điểm giao với đường Hạc Thành sẽ là nơi trang trí cây và hoa tạo dựng hình ảnh tiêu biểu các di sản vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận.

Du khách ngoài thưởng ngoạn, chụp ảnh lưu niệm, còn có thể tham gia các hoạt động hấp dẫn khác tại đây như trà đạo, chợ hoa, chợ quê, trưng bày đá quý... Cùng thời gian đó, hàng trăm bức ảnh với chủ đề "Sen trong đời sống văn hóa Việt" và "Non nước Ninh Bình” cũng được triển lãm tại sảnh Thư viện tỉnh.

Những du khách đam mê các làn điệu dân ca, dân vũ có thể tham gia Liên hoan "Câu hò nối những dòng sông Bắc miền Trung mở rộng" để được thưởng thức các điệu hò sông Mã, sông Lam, sông La, sông Hiếu, sông Hương.... Liên hoan được tổ chức các ngày 4-6/4 tại nhà hát Lam Sơn.

Ngoài ra, một số lễ hội đặc sắc tại các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng sẽ diễn ra trong dịp này như Lễ hội đền thờ Lê Hoàn, Lễ hội đền thờ Mai An Tiêm, Lễ hội đền thờ Bà Triệu.

Các hoạt động khác:

- Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2015-Thanh Hóa, ngày 3/4, tại Quảng trường Lam Sơn. (Bắn pháo hoa)

- Lễ Cầu siêu cho các Anh hùng liệt sỹ và Giáo sinh Trường Y, ngày 2/4, tại Nghĩa trang liệt sỹ Hàm Rồng và Bia tưởng niệm các Giáo sinh trường Y.

- Lễ Kỷ niệm 50 năm Hàm Rồng chiến thắng, ngày 3/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh

- Trưng bày tranh cổ động tấm lớn chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và 50 năm Hàm Rồng chiến thắng, ngày 3 - 3/5, tại Quảng trường Lam Sơn.

- Lễ Công bố tour du lịch "Ngược xuôi sông Mã", ngày 4/4, tại Bến thuyền Hàm Rồng.

- Lễ hội, Lễ đón bằng công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt di tích lịch sử và kiến trúc Khu di tích Bà Triệu, ngày 8 -11/4, tại Đền thờ Bà Triệu, huyện Hậu Lộc.

- Hội chợ Công nghiệp - Thương mại 2015, ngày 10 - 16/4, tại Quảng trường Lam Sơn.


Theo VnExpess

Đến với xứ Thanh, những điều du khách không nên bỏ lỡ

Càng đi sâu khám phá con người và vùng đất xứ Thanh, du khách càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sức sống diệu kỳ của một “Việt Nam thu nhỏ” - nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi mạch ngầm truyền thống vẫn bền bỉ chảy.


Là một trong những người có thâm niên gắn bó với hoạt động du lịch tỉnh nhà, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa Lê Văn Luyện cho rằng: “Không ít du khách đã bỏ lỡ quá nhiều thứ khi đến với Thanh Hóa. Một phần do sự thiếu chuyên nghiệp của du khách, phần khác do đội ngũ nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên trên địa bàn còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách. Bởi nếu chỉ tham quan mà không tìm hiểu, nghiên cứu về điểm đến thì biển nơi nào cũng giống nhau, đền, chùa nơi nào cũng có tượng”…

Để chuyến đi thật sự ý nghĩa và thêm phần thú vị, sau đây là một vài gợi ý cho hành trình của bạn.

Nếu bạn là người yêu thích du lịch biển, chắc hẳn Sầm Sơn là điểm dừng chân đầu tiên và đừng quên chọn cho mình một hướng dẫn viên đồng hành để hiểu thêm về những vẻ đẹp huyền thoại từ cụm di tích văn hóa độc đáo của thị xã biển này với rất nhiều câu chuyện truyền thuyết nối quá khứ và hiện tại.

Hãy theo bước chân của hướng dẫn viên đến thăm núi Trường Lệ, nằm ven biển Sầm Sơn. Cái tên của dãy núi này mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà có thể bạn chưa biết đó là “giọt nước mắt dài”. Dãy núi khi uốn lượn như làn sóng, hòn cao, hòn thấp, nhấp nhô giống như một người phụ nữ với những nét cong mềm mại nằm ngửa mặt lên vòm trời cao xanh lộng gió.

Dãy núi Trường Lệ chứa đựng trong mình cả một quần thể di tích, danh thắng nổi tiếng, độc đáo như: Đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái, hòn Cổ Giải… Mỗi ngọn núi, mỗi điểm đến lại kể cho chúng ta nghe về một di tích, một huyền thoại hay ít nhất với một dáng hình cũng sẽ gợi mở, đem đến cho du khách trí tưởng tượng bay bổng.

Đặc biệt, du khách không nên bỏ qua những món ăn được chế biến từ các loại hải sản tươi ngon tại đây. Nếu bạn “hiểu” Sầm Sơn, Sầm Sơn sẽ mang đến cho bạn một kỳ nghỉ lãng mạn, thoải mái, đậm dư vị biển của xứ Thanh.

Ngoài ra, hãy tìm hiểu thêm về các dự án lớn đang được triển khai tại đây, đặc biệt là dự án Sam Son Golf Link. Bạn sẽ tưởng tượng được trong tương lai Sầm Sơn phát triển ra sao.

Xứ Thanh với lợi thế nổi bật về vốn lịch sử - văn hóa, vì vậy loại hình du lịch này là một trong những loại hình được đông đảo du khách lựa chọn khi dừng chân tại mảnh đất này.

Và với loại hình du lịch chuyên đề này, điểm đến hấp dẫn dành cho du khách đó là Khu du lịch Văn hóa Hàm Rồng, đền Bà Triệu, khu di tích lịch sử - văn hóa Lam Kinh và Thành Nhà Hồ. Những điểm đến này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, còn đặc biệt bởi sự “độc nhất” của từng di tích. Để chuyến đi thực sự ý nghĩa, du khách hãy một lần tự khám phá, tìm hiểu những điều đặc biệt đó.

Để hiểu thêm về chiếc “nôi vàng” của lịch sử, hãy cùng hướng dẫn viên đến với một số điểm khác như Núi Đọ, làng cổ Đông Sơn… và tìm hiểu sâu hơn về trống đồng Đông Sơn, văn hóa Đông Sơn.

Tiếp đến là loại hình du lịch sinh thái. Đây là loại hình đang được phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Thanh Hóa trong vài năm trở lại đây.

Với các điểm đến như vườn quốc gia Bến En, khu BTTN Xuân Liên, Pù Luông, Pù Hu, hồ Cửa Đạt… là sự lựa chọn của bạn, thì chắc chắn xứ Thanh sẽ không làm bạn thất vọng với nhiều hoạt động như câu cá, bắt cua đá, dựng lều ngủ qua đêm trong những cánh rừng, trên các đảo, du ngoạn trên khắp lòng hồ bằng thuyền hoặc xuồng máy, tham quan, khám phá hang động… Và gợi ý nhỏ dành cho du khách khi đến khám phá vườn quốc gia Bến En đó là không nên bỏ qua món cá mè sông Mực. Bởi cá mè nơi đây có vị hấp dẫn riêng, béo, thịt thơm ngậy được chế biến thành nhiều món ăn. Đặc biệt, người dân nơi đây đã chế biến ra món cá mè luộc ăn kèm các loại rau ghém, sung, chuối, khế, giá… và được chấm với nước mắm cốt xứ Thanh.

Sau một vòng tham quan, thì du lịch ở khu vực trung tâm sẽ khiến du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn. Hãy hòa mình với không khí tưng bừng chào đón Năm Du lịch quốc gia 2015 của người dân Thanh Hóa trên các công trình trọng điểm như: Nhà hát Lam Sơn, Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo, Thư viện tỉnh, đền thờ mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng, liệt sỹ.

Và để thưởng thức những món đặc sản xứ Thanh, nhà hàng Dạ Lan (T.P Thanh Hóa) là gợi ý dành cho du khách. Tại đây du khách có thể mua một số món ăn đặc sản của xứ Thanh về làm quà.

Hãy sắm thêm vào giỏ quà của mình món nem chua tại quán Cây Đa, mua hải sản tại chợ Điện Biên, tham quan và mua sắm tại chợ Tây Thành (T.P Thanh Hóa)…

Trên đây là một vài gợi ý cho du khách. Để không bỏ qua những điều thú vị khi đến với Thanh Hóa, lời khuyên dành cho du khách đó là nên chọn cho mình một hướng dẫn viên giỏi và một công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp.


Theo VH&ĐS